Đánh giá công tác quản lý nợ nước ngoài của VN giai đoạn 2002-2012 1.Những thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài của

Một phần của tài liệu tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 28)

B. Cơ chế quản lý nợ nước ngoài khu vực công Cơ chế quản lý vay thương mại của Chính phủ

2.3.Đánh giá công tác quản lý nợ nước ngoài của VN giai đoạn 2002-2012 1.Những thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài của

2.3.1.Những thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2002-2012

2.3.1.1.Quản lý nợ nước ngoài đã thành công trong việc phát triển kinh tế và thu hút nguồn vốn ODA

Đối với nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế xã hội là rất lớn. Vay nước ngoài chính là nguồn bổ sung hữu hiệu cho VN. Tuy nhiên, nợ nước ngoài có thể xem như con dao hai lưỡi, nước thiếu vốn tăng cường đẩy mạnh và phát triển kinh tế, nhưng nếu sử dụng không hợp lý “nguồn vốn ngoại sinh” này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế bền vững. Do đó vấn đề cấp thiết đặt ra là Chính phủ phải có những chính sách, quy định trong việc vay, quản lý và trả nợ nước ngoài để tránh lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ nần dẫn đến suy thoái kinh tế như một số quốc gia,

chẳng hạn gần đây là khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Đối với Việt Nam, về cơ bản chính phủ đã quản lý được nợ nước ngoài, đã sử dụng được nguồn vốn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt thúc đẩy xuất khẩu, tạo nguồn để trả nợ và phát triển kinh tế bền vững. Đó chính là cơ sở, điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước công nghiệp phát triển. Cụ thể đã được chứng minh trong phần nợ nước ngoài giai đoạn 2002-2012 (mục 2.1.2)

Bên cạnh đó, Chính phủ đã có những chính sách có hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn ưu đãi, mà kết quả là những cam kết hỗ trợ ngày càng tăng của các nhà tài trợ.

Những hoạt động của Chính phủ trong việc thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là những nỗ lực trong việc xây dựng chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, đã khẳng định năng lực làm chủ sở hữu và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả của Việt Nam.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 28)