Tồn tại trong cơ chế quản lý nợ nước ngoà

Một phần của tài liệu tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 32)

B. Cơ chế quản lý nợ nước ngoài khu vực công Cơ chế quản lý vay thương mại của Chính phủ

2.3.2.3.Tồn tại trong cơ chế quản lý nợ nước ngoà

Thông thường ở các nước Bộ Tài chính được thừa nhận là cơ quan chịu trách nhiệm về vay nợ và phát hành bảo lãnh thay Chính phủ. Uỷ ban Chính sách nợ do Bộ tài chính làm chủ tịch với các thành viên gồm Ngân hàng trung ương, Bộ Kinh tế, Văn phòng nội các/chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng và đề xuất chính sách và chiến lược vay nợ. Cuối cùng là Văn phòng quản lý nợ với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong Bộ Tài chính. Nhiệm vụ của Văn phòng này bao gồm cả chức năng ghi sổ sách về nợ, đàm phán và thực hiện các hiệp định vay nợ, xây dựng chính sách nợ và thực hiện quản lý nợ.

Nhưng ở Việt nam hiện nay, phân công trách nhiệm quản lý nợ còn nhiều điểm bất hợp lý. Việt Nam hiện nay chưa có một cơ quan chuyên biệt về quản lý nợ. Hiện nay cả Bộ Tài chính (Bộ TC), Bộ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ KH & ĐT), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và một số cơ quan khác cùng được giao nhiệm vụ quản lý nợ Chính phủ mà không xác định được chính xác phạm vi hoạt động của từng đơn vị. Luật Ngân sách Nhà nước quy định Bộ Tài chính là cơ quan xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, trả nợ trong và ngoài nước (điều 21), Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài quy định, Bộ KH & ĐT chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược quốc gia và trả nợ nước ngoài (điều 6). Luật Tổ chức Các Tổ chức Tín dụng quy định NHNN phối hợp với Bộ TC xây dựng chiến lược điều hành nợ Chính phủ trong từng giai đoạn để đảm bảo sự phù hợp trong việc thực thi chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ nước ngoài.

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình quản lý nợ Chính phủ là theo dõi và đánh giá các khoản nợ cũng bị chia sẻ giữa các cơ quan quản lý. Bộ KH & ĐT theo dõi, thống kê và đánh giá về ODA, trong khi Vụ Tài chính Đối ngoại (Bộ TC) quản lý nợ nước ngoài, mà phần lớn nợ nước ngoài là ODA . Các đơn vị này đều có sử dụng hệ thống quản lý nợ riêng biệt và thủ công nên các báo cáo về nợ Chính phủ hiện nay được xây dựng hoàn toàn do sự phối hợp số liệu của các đơn vị một cách thủ công và không đảm bảo sự chuấn xác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 32)