Phương pháp chế tạo nanocomposite-BMI/Organoclay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo organoclay từ khoáng sét montmorillonite và muối diamine thơm ứng dụng cải thiện một số một số tính chất của bismaleimide (Trang 28)

Trong đề tài này, chúng ta sẽ chọn phương pháp trùng hợp in-situ để tạo nanocomposite từ nhựa nhiệt rắn Bismaleimide-ODA và organoclay. Organoclay

29

được cho vào trong quá trình tổng hợp BMI theo phương pháp hóa học xúc tác với sự tăng cường của sóng siêu âm. Nanocomposite khi đóng rắn sẽ cho ra cấu trúc Exfoliated hoặc delaminated polymer-clay nanocomposites.

Trong nước:

Việc nghiên cứu chế tạo và ứng dụng nanoclay nhằm tăng cường tính chất của vật liệu nền đã được nghiên cứu và triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên hướng ứng dụng thành công hiện tại được tập trung vào nhựa nhiệt dẻo và cao su. Rất nhiều công bố khoa học về nghiên cứu và ứng dụng nanoclay vào cải thiện một số tính chất như nâng cao tính chất cơ lý, tăng khả năng chịu mài mòn, khả năng chống cháy và thấm khí… đã được nghiên cứu.

Các nghiên cứu về biến tính nanoclay chủ yếu sử dụng các loại muối ammonium với mạch alkyl dài (đây cũng chính là các sản phẩm thương mại). Việc sử dụng các muối ammonium với mạch có vòng thơm là tương đối ít và chưa đầy đủ .

Các nghiên cứu về cải thiện tính chất của nhựa nhiệt rắn như epoxy, bismaleimide bằng nanoclay đa số sử dụng các loại nanoclay thương mại.

Việc nghiên cứu và ứng dụng nanoclay vào trong việc chế tạo nanocomposite đặc biệt là vào trong nhựa nhiệt dẻo và cao su đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên đó là các loại nanoclay đã được thương mại hóa.

GS.TS Nguyễn Hữu Niếu –Trung tâm nghiên cứu vật liệu polymer – Nghiên cứu chế tạo nanocomposite trên cơ sở PA6

GS.TS Nguyễn Hữu Niếu –Trung tâm nghiên cứu vật liệu polymer- Nghiên cứu cải thiện tính chất nhiệt và tính chất lưu biến của Bismaleimide (một loại nhựa nhiệt rắn đóng rắn ở nhiệt độ cao) bằng nanoclay thương mại

PGS.TS Hà Thúc Huy: Tổng hợp nanocomposite trên cơ sở polystyrene/montmorillonite biến tính bằng PEO theo phương pháp trùng hợp in – situ

Các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học đều có các công trình nghiên cứu về ứng dụng nanoclay vào việc tăng cường một số tính chất của vật liệu nền.

Đặc biệt, các công trình nghiên cứu về tinh chế và biến tính một số khoáng sét tự nhiên ở Việt Nam (Lâm Đồng, Bình Thuận…) cũng đã được nghiên cứu như:

+ Đề tài cấp nhà nước (Chương trình KC02/06-10) của TS Thân Văn Liên –Nghiên cứu công nghệ chế tạo montmorillonite từ nguồn khoáng thiên nhiên làm nguyên liệu cho nanoclay.

+ ThS Đỗ Thành Thanh Sơn – ĐH Bách khoa Tp HCM- Nghiên cứu tính chế và biến tính khoáng sét bentonite sử dụng cho cao su…

Như vậy, chúng ta thấy rằng việc sử dụng nanoclay vào trong việc tăng cường một số

tính chất của vật liệu nền là hướng nghiên cứu cần thiết. Tuy nhiên, các nghiên cứu

này hầu hết ứng dụng vào trong nhựa nhiệt dẻo và cao su hoặc nhựa nhiệt rắn đóng

30

loại nhựa nhiệt rắn đóng rắn ở nhiệt độ cao còn hạn chế. Vì vậy, nhóm nghiên cứu

của đề tài bước đầu nghiên cứu chế tạo một loại nanoclay có khả năng bền nhiệt và có khả năng phân tán tốt vào nhựa nền như epoxy và bismaleimide.

31

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo organoclay từ khoáng sét montmorillonite và muối diamine thơm ứng dụng cải thiện một số một số tính chất của bismaleimide (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)