Công tác đo vẽ địa chất thủy văn

Một phần của tài liệu bài giảng học phần địa chất thủy văn (Trang 71)

5.2.1. Khái niệm:

Đo vẽ địa chất thủy văn là một trong những công tác đầu tiên trong tìm kiếm thăm dò nƣớc dƣới đất. Nó là công tác điều tra có hiệu quả nhất, phục vụ trực tiếp cho công tác thành lập bản đồ địa chất thủy văn. Trong đo vẽ địa chất thủy văn chúng ta cần quan sát, đo đạt, mô tả, ghi chép các yếu tố về cấu trúc địa chất, địa hình –địa mạo, điều kiện cổ địa lý, nhân tố khí tƣợng thủy văn, nhân tố tự nhiên và nhân tạo khác ảnh hƣởng đến nƣớc dƣới đất.

Có hai loại đo vẽ:

- Đo vẽ địa chất thủy văndựa trên cơ sở nền địa chất có sẵn

- Đo vẽ địa chất –địa chất thủy văn tổng hợp khi chƣa có bản đồ địa chất làm cơ sở.

Đo vẽ địa chất thủy văn theo các cấp tỷ lệ sau: - Tỷ lệ nhỏ: 1/1000.000 – 1/500.000

- Tỷ lệ trung bình: 1/200.000 -1/100.000 - Tỷ lệ lớn: 1/50.000 -1/25.000 hay lớn hơn.

5.2.2. Khối lượng đo vẽ:

Khối lƣợng công tác đo vẽ địa chất thủy văn phụ thuộc vào mục đích và tỷ lệ đo vẽ. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của điều kiện địa chất thủy văn vùng nghiên cứu.

Ở mỗi cấp tỷ lệ sẽ có khối lƣợng đo vẽ khác nhau.

5.2.3. Tiến hành đo vẽ địa chất thủy văn

- Trƣớc tiên phải xây dựng phƣơng án kỹ thuật và chuẩn bị các cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Sau đó đo vẽ những tuyến chuẩn (thời gian đo vẽ tuyến chuẩn chiếm 25% thời gian đo vẽ ngoài trời).

- Đo vẽ tuyến chuẩn xong tiến hành đo vẽ các tuyến lộ trình còn lại.

Hình thức bố trí các tuyến lộ trình:

- Lộ trình xuyên cắt: bố trí thẳng góc với đƣờng phƣơng của đất đá (hoặc trùng với phƣơng của dòng chảy lớn) để lập các mặt cắt địa chất thủy văn và cột địa tầng tổng hợp của vùng.

- Lộ trình theo vĩa: bố trí dọc theo ranh giới các đơn vị địa tầng hoặc đơn vị chứa nƣớc để xác định diện phân bố của chúng.

- Lộ trình theo các yếu tố cấu tạo: bố trí dọc theo các đứt gãy kiến tạo, nếp uốn,...

Nội dung đo vẽ trên tuyến lộ trình:

- Thu thập tài liệu địa chất thủy văn tại các điểm nƣớc. - Tiến hành thí nghiệm địa chất thủy văn ngoài trời. - Lấy mẫu: Cổ sinh, thạch học, mẫu nƣớc.

- Đƣa các điểm quan sát lên bản đồ. - Ghi chép các tài liệu vào sổ.

Nội dung đo vẽ tại một điểm lộ nước:

- Ghi số hiệu điểm lộ nƣớc.

- Xác minh địa điểm của điểm nƣớc trên bản đồ.

- Mô tả đặc điểm địa chất (nếu cần thì lập mặt cắt) của điểm nƣớc (nếu là điểm nƣớc nhân tạo thì lập cột địa tầng).

- Xác định các yếu tố điểm nƣớc: + Điểm lộ: lƣu lƣợng + Bãi lầy: diện phân bố

+ Giếng nhân tạo: chiều sâu mực nƣớc tĩnh

- Xác định sơ bộ tính chất vật lý, loại hình của nƣớc và lấy mẫu nƣớc.

Một phần của tài liệu bài giảng học phần địa chất thủy văn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)