Xác định phƣơng hƣớng và tốc độ vận động của nƣớc dƣới đất

Một phần của tài liệu bài giảng học phần địa chất thủy văn (Trang 56)

4.3.1. Xác định phương hướng vận động của nước dưới đất.

Để xác định hƣớng chảy của nƣớc dƣới đất (nƣớc ngầm) ta cần ít nhất 3 lỗ khoan phân bố tại 3 đỉnh của một tam giác đều. Khoảng cách giữa các lỗ khoan đƣợc lấy từ 50 đến 200m tùy theo mặt thoáng của của nƣớc có độ nghiêng lớn hay bé, hình 16.

Hình 16: Sơ đồ xác định hướng chảy của nước dưới đất I, II, III –số hiệu lỗ khoan

94,1 –độ cao tuyệt đối của mặt nước Hướng nước chảy

Sau khi xác định độ cao tuyệt đối của gƣơng nƣớc ngầm tại 3 lỗ khoan ta vẽ đƣợc các đƣờng thủy đẳng cao. Khi đó đƣờng vuông gốc với các đƣờng thủy đẳng cao là phƣơng nƣớc chảy, còn hƣớng nƣớc chảy thì theo chiều thấp dần của gƣơng nƣớc ngầm.

4.3.2. Xác định tốc độ thực của nước dưới đất.

Để xác định tốc độ thực của dòng nƣớc, ngƣời ta đặt hai lỗ khoan theo hƣớng nƣớc chảy, và hai lỗ khoan phải vuông gốc với hƣớng nƣớc chảy, hình 17.

Hình 17: sơ đồ xác định tốc độ dòng nước ngầm 1, 2, 3, 4: số hiệu lỗ khoan

Khoảng cách giữa hai lỗ khoan 1 và 2 dùng để xác định tốc độ dòng nƣớc, còn hai lỗ khoan 3 và 4 dùng để kiểm tra kết quả phƣơng pháp xác định.

Khoảng cách giữa hai lỗ khoan 1 và 2 đƣợc lấy từ 0,5 đến 50 m hoặc lớn hơn tùy thuộc vào độ thấm nƣớc của lớp đá chứa nƣớc. Ví dụ:

Đối với đất đá có độ thấm nƣớc yếu (á cát, á sét, hoàng thổ): 1,5-9,5 m Ta xác định tốc độ dòng nƣớc bằng 3 phƣơng pháp:

- Hóa học - Thuốc màu - Điện hóa.

Trong phương pháp hóa học thƣờng dùng NaCl, NH2Cl, LiCl. Ngƣời ta thả một trong các Clorua này xuống lỗ khoan 1 và xác định thời điểm xuất hiện của nó ở lỗ khoan 2. Tính thời gian t từ khi cho muối xuống lỗ khoan 1 đến khi nó xuất hiện ở lỗ khoan 2, tính khoảng cách l giữa hai lỗ khoan 1 và 2. Khi đó tốc độ dòng nƣớc sẽ là:

t l

v (m/ ngày đêm)

Trong phương pháp thuốc màu, ngƣời ta xác định tốc độ dòng nƣớc một cách tƣơng tự nhƣ thế nhƣng chỉ thay thế các muối clorua bằng các loại thuốc màu sau:

Đối với nƣớc axit thì dùng: - Anilin

- Safanine - Rouge nautre Đối với nƣớc kiềm:

- Erin - Eritrozin - Rouge nautre

Đối với nƣớc trung tính thì có thể dùng đƣợc với tất cả các thuốc màu kể trên.

Trong phương pháp hóa điện thƣờng dùng NaCl, NH4Cl. Thực chất phƣơng pháp này là cho chất điện phân vào dòng nƣớc rồi theo dõi thời gian thay đổi độ dẫn điện của dòng nƣớc do chất điện phân gây nên. Biết đƣợc khoảng cách giữa hai lỗ khoan, đo đƣợc thời gian thay đổi độ dẫn điện của dòng nƣớc, ta dễ dàng xác định đƣợc tốc độ của dòng nƣớc ngầm. Công thức tính cũng tƣơng tự nhƣ đối với phƣơng pháp hóa học và thuốc màu.

Một phần của tài liệu bài giảng học phần địa chất thủy văn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)