Tình hình nghiên cứu Antiknock819 ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao trị số octan của xăng bằng các phụ gia không chì và ứng dụng dưới dạng thương phẩm (Trang 36 - 37)

Ở Việt Nam một số Công ty đã và đang nghiên cứu phối trộn phụ gia Antiknock 819 với xăng naphtha, xăng RON 83 để nâng cao chỉ tiêu trị số octan. Từ năm 2007, công ty Minh Kha đã giới thiệu và cung cấp phụ gia Antiknock 819 cho các công ty sản xuất xăng RON 83 ở Việt Nam như Saigon Petro, PV Oil, Petro Mekong. Nhiều nghiên cứu về khả năng sử dụng phụ gia Antiknock 819 sản xuất xăng tại Việt Nam cũng được thực hiện bởi nhiều nhóm riêng lẻ khác nhau nhưng khơng chính thức và chưa được công bố rộng rãi. Đồng thời Chính phủ chưa cho phép sử dụng phụ gia này, do còn phải kiểm tra về chất lượng của phụ gia, tính độc hại của việc sử dụng phụ gia pha vào xăng khi thải ra mơi trường... vì những lý do nêu trên nên phụ gia Antiknock 819 chưa được cho phép sử dụng chính thức tại Việt Nam. Chính vì vậy việc sử dụng phụ gia Antiknock 819 cần phải được nghiên cứu kỹ khi pha chế các loại xăng và được đánh giá trên tổng thể các mặt về chất lượng, về tồn chứa bảo quản, về khí thải ra mơi trường, về giá thành khi sử dụng.

Trong luận án này ch ng tôi tiến hành nghiên cứu pha chế phụ gia Antiknock 819 kết hợp với etanol sản xuất trong nước, đánh giá chất lượng sản phẩm sau pha chế qua các chỉ tiêu phân tích, so sánh với TCVN 6776:2005 yêu cầu kỹ thuật về xăng khơng chì. Đánh giá kết quả mẫu xăng pha chế sau quá trình bảo quản, tồn

chứa, đánh giá thành phần khói thải của động cơ để xác định mức độ gây ô nhiễm môi trường, đánh giá tính tương thích của các vật liệu như ống su dẫn xăng, roăn đệm. Từ đó đánh giá được chất lượng xăng pha phụ gia Antiknock 819 để tạo tiền đề tiến tới đăng ký và xin phép Chính phủ cho phép áp dụng phụ gia này đối với các đơn vị kinh doanh, sản xuất, chế biến xăng dầu.

Kết luận 2: Về sử dụng phụ gia

- Trên thế giới việc sử dụng các loại phụ gia etanol, MMT, ferrocene, Antiknock 819 đã được một số nước trên thế giới nghiên cứu sử dụng để pha chế vào xăng nhằm mục đích thay thế những phụ gia độc hại trước đây như chì, ch trọng với mục đích cải thiện chất lượng xăng, giảm thiểu tác động đến môi trường, đồng thời tìm nguồn nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

- Hiệu quả sử dụng các loại phụ gia là nâng cao trị số octan của các loại xăng có trị số octan thấp.

- Phụ gia CN120 được sản xuất trong nước, đang trong thời gian thử nghiệm hoàn thiện để đưa vào pha chế trong xăng nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng xăng theo tiêu chuẩn mới, phù hợp với các qui định chất lượng trên thế giới, phù hợp theo tiêu chuẩn Euro 3, Euro 4, Euro 5 và giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Kết hợp pha đồng thời phụ gia CN120, etanol sản xuất trong nước với xăng sản xuất trong nước để cải thiện chất lượng xăng.

- Chính vì vậy mục tiêu của luận án sử dụng phụ gia để pha chế vào xăng nhằm nâng cao trị số octan, đạt được mục tiêu theo lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học và sử dụng pha chế phụ gia của Chính phủ, phù hợp qui chuẩn Việt Nam, với qui chuẩn của thế giới mà nhiều nước đang sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao trị số octan của xăng bằng các phụ gia không chì và ứng dụng dưới dạng thương phẩm (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)