Các mẫu xăng trước và sau khi pha phụ gia MMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao trị số octan của xăng bằng các phụ gia không chì và ứng dụng dưới dạng thương phẩm (Trang 69 - 71)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4.1.1. Các mẫu xăng trước và sau khi pha phụ gia MMT

Chọn tỷ lệ pha 19mg phụ gia MMT vào trong 01 lít xăng các mẫu xăng D1, C6, C7. Quá trình chọn tỷ lệ trên là do hàm lượng Mn qua q trình phân tích phụ gia MMT ứng với 19mg MMT pha vào trong 1 lít xăng có giá trị khoảng 4,63mg/lít, hàm

lượng Mn nhỏ hơn 5mg/lít, theo TCVN 6776:2005 và TCVN 6776:2013 hàm lượng kim loại (bao gồm Mn và Fe) nhỏ hơn bằng 5mg/lít. Q trình lựa chọn mẫu có hàm lượng Fe bằng 0, nên trong trường hợp này lượng Mn qua q trình phân tích và tính tốn ứng với 19mg MMT pha vào trong 1 lít xăng có giá trị khoảng 4,63mg/lít. Tiến hành phân tích chỉ tiêu hàm lượng trị số octan và hàm lượng Mn (trong MMT hàm lượng Mn chứa khoảng 24,4%, hàm lượng Mn là nguyên nhân làm tăng trị số octan) của các mẫu D1, C6, C7 trước và sau khi pha phụ gia MMT. Kết quả phân tích hàm lượng Mn và trị số octan của các mẫu xăng D1, C6, C7 được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả phân tích hàm lƣợng Mn và trị số octan của các mẫu xăng D1, C6, C7 trƣớc và sau khi pha phụ gia MMT

TT Chỉ tiêu D1 C6 C7 Trƣớc pha MMT Sau pha MMT Trƣớc pha MMT Sau pha MMT Trƣớc pha MMT Sau pha MMT 1 Hàm lượng Mn, mg/l 0 4,8 0,1 4,9 0 4,8 2 Trị số octan 92,0 92,9 90,1 91,0 90,1 91,1

* Ghi chú: những mẫu xăng có hàm lượng Fe = 0

* Nhận xét:

- Các mẫu xăng D1, C6, C7 sau khi pha phụ gia MMT hàm lượng Mn phân tích được ở mức nhỏ hơn 5mg/l phù hợp với TCVN 6776:2005.

- Trị số octan của các mẫu xăng sau khi pha phụ gia MMT đều tăng lên. Cơ chế hoạt động điển hình của phụ gia MMT [12], [15] là phá hủy các hợp chất trung gian hoạt động (peoxit, hydropeoxit, gốc tự do) do đó làm giảm khả năng bị cháy kích nổ. Kết quả là trị số octan của xăng tăng lên. Cơ chế này có thể được mơ tả như sau:

+ Phân hủy MMT trong động cơ:

2C6H7Mn(CO)3+ 37/2O218CO2 + 7H2O + 2Mn Mn + O2 MnO2

+ Tạo chất không hoạt động:

R-CH2OOH + MnO2  RCHO + MnO + H2O + 1/2O2

Phụ gia Mn biến các peoxit hoạt động thành các andehit (RCHO) bền vững, từ đó làm giảm khả năng cháy kích nổ, kết quả trị số octan tăng lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao trị số octan của xăng bằng các phụ gia không chì và ứng dụng dưới dạng thương phẩm (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)