Xã hội đang ngày càng phát triển và con người đang ngày càng tiến bộ theo những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Sự thể hiện phát triển đó không chỉ có kinh tế, chính trị , văn hóa mà còn có cả nhận thức của con người. Song, bên cạnh xu hướng phát triển hướng tới cái chân – thiện – mỹ của cả xã hội thì có một bộ phận lớp trẻ đang dần đẩy lùi nét đẹp truyền thống, nét đẹp ứng xử văn hóa của dân tộc ta.
Cả xã hội đã và đang hi vọng nhiều vào lớp trẻ mà nhất là sinh viên – những người có học thức, là tầng lớp tri thức của đất nước. Mọi người xung quanh luôn nhìn sinh viên với ánh mắt đầy tin tưởng và coi trọng, thế nhưng trên thực tế thì sao? Sinh viên đã và đang làm gì để nâng cao tầm vóc, vị thế của mình ngoài xã hội? Đây thực sự là một câu hỏi khó cho rất nhiều người và kể cả chúng tôi – những sinh viên đương đại.
Một vấn đề mà được rất nhiều người quan tâm, đó chính là ngôn ngữ mà sinh viên sử dụng để giao tiếp với nhau. Dư luận sẽ như thế nào, người ngoài sẽ đánh giá như thế nào nếu từ cái miệng nhó nhắn xinh xinh của những cô, những cậu sinh viên hằng ngày vẫn đọc sách, vẫn nói những lời tri thức bất chợt “Thả” ra những câu “chửi thề”? Một thứ ngôn ngữ “khác hẳn” với ngôn ngữ “tri thức”được phát ra như vậy khiến không ít người ái ngại.
Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng phải chăng sinh viên đang “cài số lùi” trong môn học văn hóa giao tiếp. Trước đây nếu như người ta chỉ nghe thấy những tiếng chửi thề chỉ xuất phát từ những người đã “lớn tuổi”, học vấn của họ có thể là không cao và họ cũng chỉ “chửi thề” trong những lúc cãi vã nhau, những lúc bị trộm mất gà, mất buồng chuối… hay là có thể đến từ một người say chứ không có ở tầng lớp trẻ mà đặc biệt sinh viên lại càng không.
Vậy mà, bây giờ đi đến đâu chúng ta cũng có thể nghe được tiếng “chửi thề”
con số sinh viên chửi thề không quá nhiều nhưng cũng không có nghĩa là ít. Họ chửi thề không một chút “ngượng miệng” cứ nói được ba câu, bốn câu họ đã chửi một câu. Thậm chí có nhiều bạn chỉ trong một câu nói thôi mà đã có thể chửi đến vài lần. Những từ thường dùng để đệm cho câu nói là rất tục tĩu. Dường như theo họ, muốn tỏ ra là “người lớn” hay “sành điệu”, là bắt kịp thời đại thì phải… “chửi thề!!”.
Trong một lần tới thăm bạn, tại một quán nước trong KTX của một trường Đại học, tôi đã được chứng kiến cảnh một đám bạn gồm cả nam lẫn nữ cũng đang ngồi uống nước. Họ nói chuyện với nhau có thể nói là không vui vẻ một chút nào, xin được dẫn ra một vài câu nói của những bạn sinh viên đó: “Đ.M thằng C.T đó ngu bỏ mẹ, hôm qua tao hỏi nó bài kiểm tra, “Đ.M” nó chứ, cái mặt hì như cái L… trèo thang vậy mà nó còn dám bảo với tao là biết nhưng tao “đéo” chỉ, “Đ.M” nó nghĩ nó là gì
mà dám nói với ông như thế chứ?!...” và sau đó là một loạt những câu đại loại như
vậy đã được các bạn sinh viên này dùng để nói chuyện với nhau. Nhìn qua cách nói chuyện của các bạn ấy chúng tôi có thể thấy rõ ràng rằng các bạn ấy đã rất thích thú, rât sảng khoái khi “buông” những câu nói như vậy.
Ăn nói tục tĩu cộng với nạn “chửi thề” đang trở thành một “vấn nạn” trong giới trẻ ngày nay. Mặc dù không phải bạn trẻ nào cũng vậy, song khi ta tới gần một nhóm đông các bạn nam ắt hẳn phải có một vài “nhân vật” kiểu này. Thậm chí còn có cả con gái cũng vậy, những câu như “Đ.M” chỉ là những câu nói đệm thông thường đối với họ. Có nhiều bạn còn cố “văng”, cố “thả” ra những câu thật “độc địa” để cho người khác thấy sức “sáng tạo” của mình.
Theo như bạn T.K, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết thì: “con trai thời nay “văng tục”, “chửi thề”, đệm “Đ.M” hay “lôi” “của quý” ra mà nói chuyện với nhau là chuyện quá thường xuyên. Nhưng con gái “chửi thề” còn khiếp đảm hơn cả con trai. Nếu anh nào có “chửi thề” như hát hoặc cho đối phương “ăn” đủ thứ “bộ phận sinh dục” thì ắt sẽ được gọi là chửi như đàn bà”.
Không đâu xa, ngay ngoài cuộc sống thường nhật cũng đã có không ít những cảnh tụ tập các bạn sinh viên, kèm theo những lời trêu đùa, chửi bậy cho vui. T.H, một cô
viên nữ mới vô tình gặp bởi: “xe buýt vốn đông người và không gian nhỏ, vậy mà mấy bạn tan học về thoải mái đứng nói chuyện cười đùa và chửi thề oang oang khiến cho bác lái xe phải nhắc nhở tới mấy lần. Ở nơi công cộng con trai chửi thề đã đáng sợ, con gái cũng thi nhau đưa toàn “đồ nhắm” ra trưng bày thì thật là khủng khiếp”.
Những năm gần đây, giới trẻ Việt Nam có cơ hội hòa nhập với thế giới nhờ văn hóa mở. Và chính vì thế nhu cầu sử dụng ngoại ngữ là điều tất yếu và sinh viên sử dụng ngoại ngữ để nói chuyện, để giao tiếp với nhau là phổ biến. song nhiều bạn sinh viên không nhận thức được đúng tầng sâu ý nghĩa của việc dùng tiếng ngoại ngữ nên
đã “chửi thề” bằng tiếng nước ngoài luôn, các bạn ấy đã biến chúng thành những thứ
tân ngôn ngữ để đón nhận và sử dụng chúng một cách hồ hởi. Bởi họ nghĩ rằng như vậy mới là “sành điệu” là “hội nhập” và là “bắt kịp thời đại”…
Chuyện “văng tục”, “chửi thề” “made in… nước ngoài” bây giờ không còn là chuyện hiếm nữa. Chủ yếu cái “made in…. nước ngoài” này được xuất phát từ các sinh viên khoa ngoại ngữ. Khoa Pháp thì có cách chửi của khoa Pháp, Lớp tiếng Ý có cách chửi của lớp Ý… Chúng tôi xin trích ra một số từ chửi thề made in nước ngoài như:
“Son of the Bitch” (Đồ chó đẻ)
“f*ck their grandfather” (Đ.cụ chúng bay)
“Bill shit”, “Damn it”… nói chung là rất nhiều, và cũng rất “bẩn”.
Chứng kiến phong trào “ngoại ngữ hóa” tiếng chửi thề, không ít sinh viên vẫn cho rằng như vậy vẫn còn lịch sự hơn rất nhiều so với tiếng Việt. Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ hết sức lệch lạc, bởi họ đã quên mất rằng: chửi thề dù là ở bất cứ hình thức nào cũng làm “ô nhiễm” cộng đồng và điều đáng nói là nó xa lạ hoàn toàn với văn hóa giao tiếp chuẩn mực.
Luồng văn hóa thế giới có ảnh hưởng rất nhiều tới thanh niên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên. Nhưng dường như chúng ta chưa có sự chọn lọc để biết tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ và đào thải, không tiếp nhận những cái không tốt.
Chửi thề là một thói quen “dễ nhiễm” nhưng rất “khó bỏ”. Như Gs. Trần Quốc Vượng và Ts. Nguyễn Thị Minh Thái cũng đã nhận xét: “kể các nhà tri thức lớn cũng bị “nhiễm”.
Chửi thề không nhắm vào đối tượng cụ thể, chính vì thế có nhiều bạn cho nó là tục, rất tục nhưng bởi tại nó chả động chạm đến ai nên đâu có ai phản ứng mặc dù nghe thì tức thật như nó đang chửi mình.
Theo Bác sỹ Đỗ Minh Tuấn: “về tâm lý, chửi thề là một hình thức “ngầu hóa”
nhằm khỏa lấp sự tự tin của bản thân” (báo Tuổi trẻ).
Một số sinh viên cho rằng học hành căng thẳng nên chửi tục,chửi thề. Chửi cho… “có dũng khí”, chửi cho… “đã” cái miệng... Tất cả chỉ là “Ngụy biện”.
Với những câu chửi bậy như vậy và hình thành một văn hóa “tục tĩu” đôi khi nhiều người cũng phụ họa theo một cách vô thức. Chửi bậy dường như được coi là một câu nói thông thường. Thậm chí còn được gọi là câu cửa miệng “không thể thiếu”, vui quá họ cũng chửi, buồn quá họ cũng chửi, mà những lúc buồn quá họ càng chửi mạnh hơn,… Nhiều người còn bảo chửi thề là một cái gì đó “thật sảng khoái” và họ “không thể hoãn cái sự sung sướng đó lại…!!!”.
Trong ngôn ngữ giao tiếp hiện nay sử dụng ngày càng nhiều và phổ biến các ngôn
từ “xấu”, “lệch lạc”, “phi văn hóa” như chửi thề… và dường như nó dang trở thành
một “căn bệnh truyền nhiễm” trong xã hội. Đó là những “hạt sạn văn hóa”, chính vì vậy chúng ta cầ phải kiên quyết loại bỏ nó ra khỏi ngôn ngữ của sinh viên nói riêng và của cả xã hội nói chung.
Các bạn trẻ muốn làm mới mình là điều không xấu. Nhưng nếu vì thế mà biến mình thành kẻ khác người bằng cách ăn nói “thiếu” văn hóa, bằng cách ăn chơi thác loạn thì thật không nên. Nhất là sinh viên – tầng lớp tri thức trẻ, tương lai sáng lạng của đất nước mà cũng bị nhiễm thói xấu ấy thì hậu quả thật khó lường. Nên khẳng định bằng kết quả học tập tốt, lối ứng xử văn minh lịch sự thì sẽ được đồng tình và tạo nên một thương hiệu sinh viên 8X, 9X Việt mới thời mở cửa là tốt nhất.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU