IV. Đối với xã hộ
PHẦN III: KẾT LUẬN
Lệch lạc xã hội từ việc sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong giao tiếp đang là nỗi lo lớn của xã hội. Qua kết quả của quá trình nghiên cứu mà nhóm chúng tôi đã thực hiện tại KTX ĐHQG Tp.HCM càng chứng tỏ hơn nữa tình trạng này, nó ngày càng lan rộng và trở nên phổ biến. Nếu như gia đình, nhà trường và cả xã hội không quan tâm thì chắc chắn sẽ để lại hậu quả khó mà lường trước được. Ai cũng biết rằng “chửi thề” rất dễ nhiễm nhưng lại khó bỏ, nếu như kéo dài tình trạng này thì dần dần chửi thề sẽ trở thành một thói quen, ăn sâu vào con người.
Thiết nghĩ, trong giai đoạn đất nước đang đi vào xu thế hội nhập, toàn cầu hóa không chỉ về kinh tế, chính trị mà còn cả văn hóa, xã hội… Nếu như không giảm bớt, không xóa bỏ được tình trạng này thì những giá trị văn hóa truyền thống, đacự biệt là văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử sẽ bị xói mòn. Và thế hệ trẻ sẽ dần đưa mình vào lối sống buông thả, thiếu ý thức. Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên - nền tảng phát triển tương lai của xã hội, nếu như ngày càng lún sâu vào cái bê tha thì xã hội sẽ như thế nào trong tương lai?
Chúng tôi, nhóm nghiên cứu đề tài – là những sinh viên đương đại, chúng tôi hy vọng rằng những người bạn đồng trang lứa với mình và cả các bạn trẻ, lớp trẻ đi sau sẽ hiểu được tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp để các bạn tự ý thức về giữ gìn nét đẹp ngôn ngữ, nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Rồi từ đó, chính họ cũng biết được cách làm thế nào để vừa giao tiếp với nhau có hiệu quả, tạo dựng nhiều mối quan hệ mà không đánh mất được cách nhìn của người khác về mình, cũng như không đánh mất đi sự trong sáng của văn hóa giao tiếp. Làm cho xã hội Việt Nam ngày càng trở nên văn minh hơn, lịch sự hơn trong con mắt của những người bạn trên khắp thế giới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử và lý thuyết xã hội học – Lê Ngọc Hùng 2. Lý thuyết xã hội học – Vũ Quang Hà
3. Xã hội học nhập môn - Trần Thị Kim Xuyến
4. Tập bài giảng môn Xã hội học tội phạm - Thầy Trương Văn Vỹ 5. Từ điển Xã hội học
6. Đại từ điển tiếng Việt
7. Từ điển Bách khoa Hà Nội – 2005
8. Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm, NXBGD 1999
9. Giao tiếp tình huống và các tình huống giao tiếp xã hôị - Đăngj Quang Hoàng (tạp chí Văn hóa xã hội - số 04/ 2007)
10. Văn hóa ứng xử con người Việt Nam – Lê Văn Quán 11. Các trang báo điện tử
- Http://wikipedia.com
- Http://xaluan.com
- Http://dantri.com.vn
- Http://vietbao.vn