Ảnh hưởng của việc “chửi thề” tới tính văn minh, lịch sự trong GT

Một phần của tài liệu Lệch lạc xã hội từ việc sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay (Trang 46)

Như chúng ta đã biết thì người Việt Nam chúng ta có một truyền thống văn hóa giao tiếp vô cùng tốt đẹp. Trong quá trrình giao tiếp giữa con người với nhau thì luôn luôn có những lời lẽ, ngôn từ được chọn lọc và rất trong sáng. Song các truyền thống đó đang ngày bị mai một đi, nó không còn đúng nghĩa trong sáng nữa. Một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay, thậm chí còn bao gồm cả sinh viên chính là những người đưa văn hóa đi xuống. Trong quá trình giao tiếp với nhau giữa các bạn không còn những ngôn ngữ trau chuốt nữa mà phần nhiều đã bị lệch lạc hết. Đó không chỉ là những ngôn ngữ lóng, ngôn ngữ có tính chất suồng sã, ngôn ngữ “thời @” mà còn thậm tệ hơn đó là lời “văng tục”, “chửi thề”, “đầu đường xó chợ” không thể chấp nhận được.

Bảng 13: Theo bạn, chửi thề có ảnh hưởng tới sự trong sáng của VHGT không?

gioi tinh Total

nam nu

Count Col % Count Col % Count Col %

huong toi su trong sang cua van hoa giao tiep khong?

khong

5 8.8% 4 9.3% 9 9.0%

Total 57 100.0% 43 100.0% 100 100.0%

THEO BẠN VIỆC CHỬI THỀ CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ TRONG SÁNG CỦA VĂN HÓA GT GT

có, 91% không, 9%

có không

Rõ ràng, việc chửi thề nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới sự trong sáng của văn hóa giao tiếp. Thế nhưng, khi khảo sát 100 bạn sinh viên thì có tới 9 bạn (chiếm 9%) lại cho rằng nó không ảnh hưởng tới sự trong sáng của văn hóa giao tiếp. Con số tuy không lớn so với 91 bạn (chiếm 91%) cho rằng có ảnh hưởng. Song, nó cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi mà vẫn có những bạn sinh viên có suy nghĩ chệch đi so với thực tế. Phải chăng xã hội mở, văn hóa mở thì hướng nhìn của sinh viên cũng đang mở theo, nhưng cái hướng nhìn, quan niệm này lại không còn đúng với chuẩn mực xã hội, không còn giữ được truyền thống văn hóa xã hội xưa?

CHƯƠNG IV: KHUYẾN NGHỊ

Trước tình trạng sinh viên - tầng lớp trẻ tri thức của đất nước “chửi thề” trong giao tiếp ngày càng nhiều như hiện nay, mà xã hội, gia đình và nhà trường chưa có một hướng giải quyết nào đi giải quyết triệt để vấn đề này. Chính vì lẽ đó, trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu về đề tài, đúc rút được một số điều cần thiết có ích cho việc tìm ra

những hướng giải quyết tối ưu để giảm bớt thực trạng trên, nên nhóm chúng tôi cũng xin đưa ra một số giải pháp đối với từng nhóm đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiện trạng trên như sau:

Một phần của tài liệu Lệch lạc xã hội từ việc sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay (Trang 46)