PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 100 - 104)

- Thời gian công tác: Lực lượng cán bộ trẻ có thời gian công tác dưới 3 năm chỉ có 3 người chiếm 13,6%, đây là lực lượng cán bộ trẻ được tuyển mỗi năm để bổ

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN.

1. KẾT LUẬN.

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngoại Thương Huế và đây cũng chính là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng Thương mại. Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến. Để từng bước lành mạnh hóa tài chính, cùng với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chuẩn bị tiền đề cho quá trình hội nhập, Vietcombank Huế phải tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng. Xuất phát từ thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh, đề tài đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân cũng như những biện pháp phòng ngừa rủi ro đang được áp dụng tại chi nhánh.

Tình hình tín dụng của Vietcombank chi nhánh Huế khả quan thể hiện ở các mặt: - Tình hình huy động vốn ngày càng gia tăng với tốc độ tăng trưởng cao. - Tình hình dư nợ cho vay ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, đi đôi với tăng trưởng tín dụng thì những rủi ro tín dụng đã xuất hiện cụ thể:

- Hiện tượng nợ quá hạn ngày càng tăng.

Xuất phát từ thực trạng trên, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học và được thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Huế, tôi đã viết đề tài "Quản trị rui ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế”. Đề tài đã nêu ra một số nội dung cơ bản sau:

- Về tình hình và mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Huế. Mức độ rủi ro tại ngân hàng qua 3 năm 2011-2013.

- Về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Sau khi đánh giá thông qua 2 nhóm đối tượng là cán bộ tín dụng cá nhân và khách hàng cá nhân tham gia tín dụng tại ngân hàng và nhận được kết quả là các nguyên nhân được phân tích trên 4 nguyên nhân chính: Nguyên nhân do yếu tố khách quan từ môi trường, nguyên nhân do yếu tố

chủ quan từ khách hàng, nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng. Trong 4 nguyên nhân chính thì nguyên nhân từ phía khách hàng được cán bộ tín dụng cá nhân cho rằng đây là nguyên nhân tác động và ảnh hưởng lớn nhất đến rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng. Trong nhóm nguyên nhân từ khách hàng được đánh giá qua 3 yếu tố: Thu nhập, tình hình thanh toán nợ và tài sản đảm bảo thì yếu tố thu nhập được khách hàng đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng.

- Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế đang áp dụng được cán bộ tín dụng cá nhân đánh giá khá cao nhưng chưa tập trung nhiều các biện pháp vào nguyên nhân chủ yếu là khách hàng.

- Sau khi tiến hành tìm hiểu và đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Huế tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng được đưa ra 4 nhóm giải pháp chính là: Hoàn thiện chức năng phòng kiểm tra và giám sát tuân thủ (quản lý rủi ro), nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng, nhóm giải pháp giúp hoàn thiện các công cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng và nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Huế” được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank chi nhánh Huế cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn của bản than trong công tác tín dụng cá nhân. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã phần nào giải quyết được các vấn đề cơ bản theo mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Vấn đề nổi bật hiện nay mà hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như các nước đang phát triển phải đối mặt đó chính là tính ổn định của hệ thống ngân hàng trước nguy cơ bùng nổ nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn. Đến nay, việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng đã và vẫn đang là bài toán khó cho các cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tôi hy vọng sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh thông qua công tác tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

2. KIẾN NGHỊ.

2.1. Đối với Nhà nước.

- Hỗ trợ ngân hàng các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm qua Tòa án để giúp ngân hàng thu hồi nợ dễ dàng hơn.

- Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các loại giấy tờ sở hữu về tài sản,...

- Tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như Ngân hàng hoạt động trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.

- Nhà nước cần có quản lý phù hợp hơn, đặc biệt là quy hoạch các vùng, ngành phát triển theo ưu thế của từng địa phương. Vấn đề thông tin về thị trường, dự báo nhu cầu tương lai cũng như sự thay đổi các chính sách vĩ mô phải được cập nhật hơn nữa cho các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, tránh tình trạng sản xuất manh múng, tự phát.

- Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài.

- Chính phủ cần có các biện pháp bảo đảm môi trường kinh tế vĩ mô ổn định góp phần bảo đảm hiệu quả vốn tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.

2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước.

- Ngân hàng Nhà Nước cần thực hiện việc thanh tra thường xuyên hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra, phúc tra trong việc chấp hành luật lệ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân là đối tượng của thanh tra ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng có chất lượng đối với toàn ngành Ngân hàng Việt Nam.

- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín dụng, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên thực hiện công tác thanh tra của Ngân hàng nhà nước.

- Nghiên cứu áp dụng công cụ hữu hiệu giám sát thị trường. - Đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt.

2.3. Đối với chi nhánh Ngoại Thương Huế

- Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa việc kiểm soát rủi ro tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng

- Xây dựng chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với quy hoạch vùng và kế hoạch phát triển của thành phố.

- Đa dạng hóa khách hàng vay vốn và sản phẩm tín dụng. - Tăng cường phát triển các hoạt động phi tín dụng.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng cho các cán bộ tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý rủi ro tín dụng là lĩnh vực trọng yếu của hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài này với phạm vi nghiên cứu của mình chỉ phân tích các vấn đề về rủi ro tín dụng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh Huế trên địa bàn thành phố Huế. Với các biện pháp đề xuất, đề tài mong muốn được sự đóng góp ý kiến và sửa chữa từ phía Ngân hàng và hội đồng khoa QTKD để được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 100 - 104)