Đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Chi nhánh giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 59 - 71)

CHI NHÁNH HUẾ

2.2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Chi nhánh giai đoạn 2011-

đoạn 2011-2013

2.2.3.1. Tình hình thu nợ đối với khách hàng cá nhân.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy doanh số cho vay và thu nợ cá nhân đều tăng qua 3 năm, nhưng tỷ lệ thu nợ cá nhân năm 2013 lại thấp hơn so với 2 năm trước. Tỷ lệ thu nợ cho biết khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng so với doanh số cho vay đã giải ngân. Năm 2011, tỷ lệ thu nợ cá nhân cho biết trong 64.535 triệu đồng Ngân hàng đã giải ngân, có 78,14% là nợ đã được thu hồi, tương ứng với 50.430 triệu đồng. Năm 2012, tỷ lệ thu nợ cá nhân tăng lên đạt 87,71% là do doanh số cho vay và doanh số thu nợ cá nhân đều tăng, trong đó tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ cá nhân nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay cá nhân. Năm 2013, doanh số cho vay tiếp tục tăng mạnh, tăng 79,8% so với năm 2012, nhưng doanh số thu nợ chỉ tăng 2,9%, điều này làm cho tỷ lệ thu nợ cá nhân giảm xuống thấp, chỉ còn 50,2%.

Bảng 2.9: Tình hình thu nợ đối với khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

GT GT GT +/- % +/- %

Doanh số cho vay cá nhân 64.535 160.834 289.142

96.299 149,2 128.308 79,8

Thu nợ cá nhân 50.430 141.063 145.144 90.633 179,7 4.081 2,9

Tỷ lệ thu nợ cá nhân (%) 78,14 87,71 50,20 - - - -

2.2.3.2. Tình hình nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân.

Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng dư nợ 1.564.841 - 1.613.673 - 1.923.949 - 48.832 3,1 310.276 19,2 Dư nợ cá nhân 84.243 - 104.014 - 248.012 - 19.771 23,5 143.998 138,4 Nợ quá hạn 794.848 100 857.528 100 990.357 100 62.680 7,9 132.829 15,5 Nợ quá hạn cá nhân 1.414 0,2 2.210 0,3 2.545 0,3 796 56,3 335 15,2 - Ngắn hạn 25 74 82 50 200 8 10,8 - Trung hạn 1.389 2.136 2.463 747 53,8 327 15,3

Nợ quá hạn doanh nghiệp 793.434 99,8 855.318 99,7 987.812 99,7 61.884 7,8 132.494 15,5

Tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân (%) 1,68 - 2,13 - 1,03 - - - - -

Chỉ tiêu này phản ánh, trong 100 đồng Ngân hàng giải ngân cho vay thì có bao nhiêu đồng đã đến hạn thanh toán mà chưa thu hồi lại được. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao.

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là khách quan. Nợ quá hạn của Ngân hàng là tất yếu, khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng có nhiều khoản nợ quá hạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh vì nguy cơ mất vốn lớn dẫn đến mất khả năng thanh toán, giảm thu nhập. Do vậy, Ngân hàng thương mại nào có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là chất lượng tín dụng thấp.

Năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân là 1,68%. Năm 2012, do mức độ tăng trưởng của nợ quá hạn cá nhân nhanh gấp 2 lần mức độ tăng trưởng của dư nợ cá nhân đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân tăng lên mức 2,13%. Theo chỉ tiêu thống kê của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% là chấp nhận được. Điều này là do nền kinh tế năm 2012 tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng không có khả năng thanh toán nợ, làm cho các khoản nợ quá hạn tăng cao. Phần lớn khách hàng vay vốn của Vietcombank chi nhánh Huế lại là khách hàng doanh nghiệp, nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp chiếm đến 99% tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2013, nền kinh tế dần ổn định, các doanh nghiệp dần trở lại hoạt động bình thường cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng trong hoạt động cho vay, Vietcombank chi nhánh Huế đã khống chế được và giảm mức tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân xuống còn 1,03%, thấp hơn rất nhiều so với năm 2012.

Trong nợ quá hạn cá nhân thì nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở thời hạn tín dụng trung và dài hạn, chiếm trên 95% tổng nợ quá hạn cá nhân. Như đã phân tích ở trên đối với doanh số cho vay cá nhân, Vietcombank có chính sách hỗ trợ, khuyến khích khách hàng vay với thời hạn tín dụng trung và dài hạn để giảm lãi suất nên doanh số cho vay ở thời hạn tín dụng này là chủ yếu, điều này kéo theo nợ quá hạn cá nhân cũng chủ yếu tập trung ở thời hạn tín dụng trung và dài hạn.

2.2.3.3. Tình hình nợ xấu đối với khách hàng cá nhân.

Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu đối với khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng dư nợ 1.564.841 - 1.613.673 - 1.923.949 - 48.832 3,1 310.276 19,2 Dư nợ cá nhân 84.243 - 104.014 - 248.012 - 19.771 23,5 143.998 138,4 Nợ xấu 358.502 100 480.000 100 132.044 100 121.498 33,9 -347.9 -72,5 Nợ xấu cá nhân 1.236 0,3 1.557 0,3 2.143 1,6 321 26,0 586 37,6 - Ngắn hạn 19 35 48 16 84,2 13 37,1 - Trung hạn 1.204 1.520 2.095 316 26,2 575 37,8

Nợ xấu doanh nghiệp 357.266 99,7 478.443 99,7 129.901 98,4 121.177 33,9 -348.542 -72,8

Tỷ lệ nợ xấu cá nhân (%) 1,47 - 1,50 - 0,86 - - - - -

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng vốn cho vay.

Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu cá nhân ở mức 1,47%, trong đó nợ xấu chủ yếu tập trung ở đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu cá nhân tiếp tục tăng cao ở mức 1,5%. Năm 2012, tình hình nợ xấu của các Ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank chi nhánh Huế nói riêng đều ở mức cao do sức khỏe của nền kinh tế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản thì cũng chưa có dấu hiệu khả quan. Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy hàng tồn kho và chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng bùng nổ năm 2012. Để kiểm soát chất lượng tín dụng, năm 2013 Vietcombank rất nỗ lực ngăn chặn nợ xấu tiềm ần, đồng thời không hạ chuẩn cho vay để mở rộng tín dụng. Bên cạnh đó Hội đồng quản trị, Ban Điều hành cũng như toàn thể cán bộ nhân viên Vietcombank trong năm qua đã không ngừng phấn đấu để đạt được những kết quả tích cực, đóng góp vào thành tích chung của ngành Ngân hàng trong năm 2013, đặc biệt đã góp phần quan trọng cùng NHNN trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội để hướng tới phát triển bền vững. Với sự nỗ lực lớn, tính đến năm 2013, tỉ lệ nợ xấu cá nhân của Vietcombank chi nhánh Huế đã được kiểm soát ở mức 0,86%.

2.2.3.4. Hệ số rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Bảng 2.12: Hệ số rủi ro tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 GT GT GT +/- % +/- % Tổng dư nợ 1.564.841 1.613.673 1.923.949 48.832 3,1 310.276 19,2 Tổng tài sản 3.357.000 3.808.000 3.952.000 451.000 13,4 144.000 3,8 Hệ số rủi ro tín dụng (%) 46,61 42,38 48,68 - - - -

Công tác Quản trị rủi ro tín dụng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng khi mà mức độ rủi ro tín dụng cũng như mức độ nguy hiểm của nó đối với các Ngân hàng thương mại ngày càng gia tăng. Rủi ro tín dụng luôn gây tổn thất cho các Ngân hàng thương mại. Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các ngân hàng. Còn nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt làm cho tỷ lệ các khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các Ngân hàng thương mại sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Năm 2011, hệ số rủi ro tín dụng tại Vietcombank chi nhánh Huế là 46,61%. Cùng với tốc độ tăng liên tục của tổng dư nợ và tổng tài sản của chi nhánh, làm cho hệ số rủi ro tín dụng của chi nhánh cũng tăng cao. Đến năm 2013, hệ số rủi ro tín dụng của toàn chi nhánh Huế là 48,68%. Do tình hình hội nhập kinh tế quốc tế và đề cao cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng này đã chứng tỏ hiệu quả nhất định của nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp phát triển và hoàn thiện, nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại thể hiện mức độ rủi ro tăng lên, khi mà các Ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với nhau làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống, họ buộc phải mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm về lợi nhuận, đồng thời điều này cũng làm giảm khả năng bù đắp rủi ro nội tại của chính các Ngân hàng. Mặt khác, hội nhập kinh tế còn làm xuất hiện nhiều nguy cơ rủi ro mới. Các sản phẩm dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ như thẻ tín dụng, tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng…luôn chứa đựng những rủi ro mới. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng càng cao thì lợi nhuận sẽ càng lớn.

Như vậy có thể nhận thấy rủi ro tín dụng ngày càng đe dọa sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại. Riêng đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh không ổn định, thị trường tài chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp… làm gia tăng mức độ rủi ro đối với hoạt động ngân hàng thì nhu cầu phải quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả càng trở nên cấp thiết.

2.3. Kết quả khảo sát cán bộ tín dụng và khách hàng về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế

2.3.1. Kêt quả khảo sát ý kiến của cán bộ tín dụng về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cá nhân

2.3.1.1. Đặc điểm cá nhân của mẫu điều tra cán bộ tín dụng.

Tiến hành điều tra tổng thể 22 cán bộ làm công tác tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh Huế thông qua 22 bảng hỏi hợp lệ thu thập được, mẫu điều tra có những đặc điểm sau:

Bảng 2.13: Đặc điểm mẫu điều tra cán bộ tín dụng

Tiêu chí Tần số (người) Phần tram (%)

Giới tính Nam 13 59,1 Nữ 9 40,9 Độ tuổi Dưới 25tuổi 2 9,1 Từ 25- 40 tuổi 19 86,4 Trên 40 tuổi 1 4,5 Chuyên ngành đào tạo Tài chính ngân hàng 9 40,9

Quản trị kinh doanh 5 22,7

Kinh tế 3 13,6

Kế toán 5 22,7

Thời gian công tác

Dưới 1 năm 2 9,1

Từ 1 đến dưới 3 năm 1 4,5

Từ 3 đến 5 năm 11 50,0

Trên 5 năm 8 36,4

Biểu đồ 2.1: Giới tính cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w