Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất ở Đà nẵng (Trang 34 - 44)

5 CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ

5.4.1 Cơ sở pháp lý

Căn cứ Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT, ngày 04/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Qui định cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất.

Căn cứ Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ Qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

Căn cứ Thông tư số : 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ Qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

CHƯƠNG 1

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1:Đối tượng áp dụng

áp dụng đối với các đơn vị hành nghề khoan khảo sát, thăm dò và lắp đặt kết cấu công trình khai thác nước dưới đất và các hộ khai thác, sử dụng nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2 : Cácđơn vị trên có nghĩa vụ thực hiện các qui định của Luật Tài nguyên nước, các luật khác có liên quan. Có trách nhiệm hợp tác, hỗ trợ, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát về Quản lý Nhà nước và nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan Quản lý Nhà nước về Tài nguyên nước Quản lý tại địa phương là Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng.

Điều 3 : Các đơn vị trên có nghĩa vụ tài chính khi tiến hành các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng (KS,TD,KT&SD) Tài nguyên nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước.

Điều 4 : Đối với các đơn vị khoan tay :

Trong một cơ sở hành nghề khoan tay hoặc một tổ khoan tay phải có ít nhất 1 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật có trình độ là trung cấp Địa chất, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hành nghề, có khả năng thiết kế và chỉ đạo thi công các giếng khoan tay khai thác n ước dưới đất . Hiểu biết các qui trình, qui phạm kỹ thuật lắp đặt kết cấu giếng khoan tay, có khả năng xử lý khi có sự cố nhiễm bẩn, nhiễm mặn nhằm bảo vệ n ước dưới đất .

Phải có ít nhất 03 công nhân lành nghề có ít nhất là 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Điều 5 : Đối với các đơn vị khoan bằng máy thủ công hoặc máy khoan công nghiệp có qui mô nhỏ :

Trong một đơn vị hành nghề phải có ít nhất là 01 Kỹ sư Địa chất chỉ đạo về kỹ thuật, có ít nhất 1 n ăm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hành nghề hoặc trung cấp địa chất có ít nhất ba n ăm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hành nghề. Có khả năng thiết kế và chỉ đạo thi công các công trình khoan khai thác đơn lẻ. Có khả năng lập báo cáo KS,TD và lập dự án khai thác nước dưới đất qui mô nhỏ theo hướng dẫn qui định ở Quyết định số 05/ /2003/QĐ- BTNMT, ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có khả năng xử lý khi xẩy ra sự cố về nhiễm bẩn , nhiễm mặn nhằm bảo vệ các tầng chứa nước dưới đất.

Có đội ngũ công nhân lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động khoan KS,TD địa chất thủy văn và lắp đặt kết cấu công trình khai thác nước dưới đất .

Máy khoan, thiết bị thi công khoan phải đảm bảo các tính năng kỹ thuậtvà an toàn laođộng theo qui định hiện hành.

Điều 6 : Đối với các đơn vị khoan bằng máy khoan công nghiệp có qui mô vừa và lớn :

Trong một đơn vị hành nghề phải có đội ngũ kỹ thuật mà người chỉ đạo kỹ thuật chính phải có trình độ tối thiểu là kỹ sư chính chuyên ngành Địa chất thủy văn; Có khả năng lập đề án thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khoan khai thác và chỉ đạo thi công các công trình khoan khai thác. Có khả năng lập báo cáo kết quả KS,TD và lập dự án khai thác nước dưới đất theo hướng dẫn qui định ở Quyết định số 05/ /2003/QĐ-BTNMT, ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có hiểu biết về điều kiện địa chất thủy văn khu vực; Có khả năng xử lý khi xẩy ra sự cố về nhiễm bẩn , nhiễm mặn nhằm bảo vệ các tầng chứa nước dưới đất.

Có đội ngũ công nhân lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động khoan KS,TD địa chất thủy văn và lắp đặt kết cấu công trình khai thác nước dưới đất .

Máy khoan, thiết bị thi công khoan phải đảm bảo các tính năng kỹ thuậtvà an toàn laođộng theo qui định hiện hành.

Điều 7 : Đối với các đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

Phải có một cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Có trách nhiệm ghi chép khối l ượng nước khai thác vào các ngày cuối tháng, quan trắc độ sâu mực nước hạ thấp và thường xuyên theo dõi sự biến động bất thường của công trình khai thác về khối lượng cũng như chất lượng.

CHƯƠNG 3

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

Điều 8 : Đối với đơn vị hành nghề khoan thủ công:

Các cơ sở hành nghề khoan thủ công khai thác n ước dưới đất chỉ được tiến hành hành nghề khi đã được cấp giấy phép và chỉ được phép khoan khai thác cho các hộ gia đình với mục đích khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt, kinh

doanh qui mô nhỏ. Chỉ được phép khoan khai thác cho các đơn vị kinh doanh khi cácđon vị nàyđãđược cấp giấy phép khai thác.

Các cơ sở hành nghề khoan thủ công chỉ được khoan khai thác nước dưới đất ở tầng trầm tích bở rời ( tầng Holoxen ) đến độ sâu không quá 25m, đường kính không quá 60mm.

Các cơ sở hành nghề khoan thủ công phải tuân thủ qui trình kỹ thuật khoan, các quiđịnh ghi trong giấy phép và quiđịnh về bảo vệ nước dưới đất.

Giúp Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc hướng dẫn đơn vị chủ dự án khai thác nước dưới đất trình tựthủ tục xin cấp phép khoan KS,TD,KT n ước dưới đất theo qui định hướng dẫn của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các cơ sở hành nghề khoan thủ công phải báo cáo định kỳ 03 tháng / lần số lượng giếng khoan và kết cấu công trình mà cơ sở đã khoan tại các khu vực trên địa bàn thành phố theo mẫu qui định (mẫu số 03) ban hành kèm theo.

Có trách nhiệm xử lý lấp các công trình không đạt tiêu chuẩn dùng cho nước ăn uống, sinh hoạt như nhiễm bẩn, nhiễm mặn nhằm bảo vệ nguồn nước sạch của các tầng chứa n ước bằng các biện pháp nh ư trám lấp bằng hỗn hợp xi măng cát hoặc Bentonite.

Điều 9 : Đối với các đơn vị hành nghề khoan máy :

Tổ chức, cá nhân khoan điều tra địa chất, KS,TD, khai thác phải có giấy phép hành nghề.

Các đơn vị hành nghề khoan KS,TD,KT nước dưới đất chỉ được phép khoan KS-TD đối với các công trinh đã được cấp phép khoan và khoan theo đề ánđãđược duyệt.

Tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật qui định trong hoạt động khoan KS,TD,KT nước dưới đất. Phải tuân thủ qui trình kỹ thuật khoan, các qui định ghi trong giấy phép và quiđịnh về bảo vệ nước dưới đất.

Giúp Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc hướng dẫn đơn vị chủ dự án khai thác nước dưới đất trình tự thủ tục xin cấp phép khoan KS,TD,KT n ước

dưới đất theo qui định hướng dẫn của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường biết lịch trình thi công công trình khoan KS,TD và lắp đặt kết cấu công trình KT nước dưới đất trước khi thi công công trình.

Báo cáo đầy đủ kết quả khoan KS,TD khai thác n ước dưới đất sau khi hoàn công công trình chậm nhất là 01 tháng. Nội dung báo cáo thực hiện theo qui định hướng dẫn của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nộp 01 quyển sổ nhật ký công trình photocopy cho Sở Tài nguyên và môi trường theo mẫu qui định (mẫu số 04) ban hành kèm theo.

Lấy mẫu đất đá trong quá trình khoan KS,TD, % mẫu phải đạt ít nhất là 70% ; Đánh dấu, bảo quản và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi kết thúc độ sâu công trình.

Thực hiện các biện pháp thi công, xử lý , gia cố cách ly tầng n ước nhiễm bẩn, tầng nhiễm mặn và xử lý lấp đúng qui trình kỹ thuật đối với công trình không đạt chất lượng hoặc không có mục đích sử dụng. Có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước sạch của các tầng chứa n ước khác nhau nhằm bảo vệ chất l ượng của các tầng bước dưới đất, đồng thời đảm bảo uy tín của đơn vị thi công đối với các công trình kế tiếp.

Khi cơ quan quản lý nước kiểm tra tình hình hoạt động khoan KSTD, khai thác nước dưới đất, đơn vị phải có trách nhiệm hợp tác hỗ trợ, cung cấp trung thực các thông tin về tình hình thi công của đơn vị.

Các đơn vị hành nghề phải đăng ký các tổ hoặc đầu xe khoan hoạt động khoan thăm dò khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại Sở Tài nguyên và Môi trường; Mỗi tổ hoặc đầu xe khoan khi thi công công trình khai thác nưới đất phải mang theo Giấy phép hành của đơn vị (Giấy phép bản

Điều 10 :Đối với các đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước :

Các đơn vị thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước (gọi tắt là chủ giấy phép) nhất thiết phải có Giấy phép do UBND thành phố Đà Nẵng hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

Chủ giấy phép có quyền th ăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước theo qui định của Giấy phép và có trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ các điều qui định trong nội dung của Giấy phép.

Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo qui định của pháp luật.

Được khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo qui định của pháp luật.

Chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đầu tư vào việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo qui định của pháp luật.

Cung cấp đầy đủ, trung thực các số liệu có liên quan theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời gian định kỳ 06 tháng/1 lần vào những ngày đầu của tháng 7, tháng 01 năm sau. Định kỳ quan trắc động thái nước dưới đất, đo lưu lượng khai thác, độ hạ thấp mực nước, xét nghiệm chất lượng nước.

Khi nguồn nước khai thác có hiện tượng thay đổi với xu hướng xấu (thay đổi bất thường) về trữ lượng cũng như chất lượng phải báo ngay cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp phát hiện những diễn biến bất th ường như : hạ thấp mực nước, giảm lưu lượng, gia tăng đột ngột độ khoáng hoá, hàm lượng vi khuẩn hoặc các chất độc hại trong nước, có biểu hiện sụt lún mặt đất xung quanh công trình khai thác hoặc rạn nứt nghiêng lệch các công trình kiến trúc xung quanh thì phải xử lý kịp thời.

Tổ chức, cá nhân xin phép khảo sát, th ăm dò, khai thác nước dưới đất , xả nước thải vào nguồn nước phải nộp lệ phí cấp giấy phép, nộp thuế tài nguyên phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo qui định của pháp luật hiện hành. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo qui định của pháp luật.

Các công trình mới hoặc mở rộng nhất thiết phải trình cơ quan cấp phép để xin phép khoan, khai thác. Hồ sơ xin phép khoan, khai thác nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước theo qui định hướng dẫn của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trước khi tiến hành lập dự án khai thác nước phải tiến hành hút nước thí nghiệm để xác định các thông số địa chất thuỷ văn nhằm đánh giá trữ lượng khai thác nước của công trình. Để có kết quả đảm bảo độ tin cậy,khi tiến hành thực hiện công tác này phải báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường biết để có khế hoạch giámsát.

Khi Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tình hình khai thác nước, đơn vị khai thác phải có trách nhiệm hợp tác, hỗ trợ và cung cấp trung thực các thông tin về tình hình khai thác nước.

Đơn vị khai thác phải sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả.

Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo qui định của pháp luật.

CHƯƠNG 4

CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 11 : Quan hệ giữa các đơn vị hành nghề với các đơn vị hành nghề

Tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ đơn vị bạn thực hiện tốt các qui trình qui phạm trong hoạt động khoan KS-TD, KT nước dưới đất trên tinh thần phối hợp , bìnhđẳng và hợp tác.

Traođổi những kinh nghiệm thi công công trình KS-TD và lắp đặt kết cấu giếng khai thác nước dưới đất, các phương pháp xử lý sự cố nhiễm bẩn , nhiễm mặn màđơn vị đã xử lý thành công và có hiệu quả.

Điều 12 : Quan hệ giữa các đơn vị hành nghề với cácđơn vị khai thác

Khi lập hồ sơ tham gia đấu thầu hoặc nhận thi công công trình khai thác nước dưới đất cho đơn vị khai thác thì đơn vị hành nghề phải có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị khai thác các trình tự thủ tục xin cấp phép . Lập bảng dự toán chi tiết và phương án tổ chức thi công KS-TD công trình khai thác nước dưới đất.

Phân tích những qui định kỹ thuật phải tiến hành trong hoạt động khoan KS-TD, KT nước dưới đất để đơn vị khai thác thông hiểu nhằm đảm bảo tuổi thọ công trình cũng như bảo vệ chất lượng của nguồn nước khai thác .

Đơn vị khai thác phải hộ trợ , tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị hành nghề tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật qui định, nội dung đề án thăm dò, khai thác tài nguyên nước đãđược qui định trong Nghị định 149 và Thông tư hướng dẫn thực hiện số 02/2005/TT- BTNMT.

Điều 13 : Quan hệ giữa các đơn vị hành nghề, khai thác với Sở Tài nguyên và Môi trường

Cácđơn vị hành nghề , khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thường xuyên quan hệ, liên lạc và hợp tác với Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua các báo cáo, ý kiến phản ảnh , ừê xuất tình hình hoạt động khoan KS-TD, KT tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của đơn vị mình, của những vùng lân cận hoặc những khu vực khác mà đơn vị có được những thông tin chính xác tạo điều kiện cho Sở Tài nguyên và Môi trường có những phương án xử lý kịp thời có hiệu quả trong công tác quản lý Tài nguyên nước .

CHƯƠNG 5

CÁC QUI ĐỊNH KHÁC

Điều 14 : Trong quá trình hoạt động khoan KS-TD, KT tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nếu đơn vị nào không chấp hành đầy đủ các điều trong qui chế hoạt động khoan KS-TD, KT nước dưới đất thì tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 34/2005/NĐ-CP, ngày 17/3/2005 của Chính

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất ở Đà nẵng (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)