Công tác bảo vệ môi trường nước dưới đất:

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất ở Đà nẵng (Trang 33 - 34)

5 CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ

5.3.3 Công tác bảo vệ môi trường nước dưới đất:

Việc quản lý và bảo vệ nước dưới đất trên quan điểm phát triển bền vững còn bao hàm ý nghĩa cải tạo, làm giàu tài nguyên này. Muốn thế cần nghiên cứu phương pháp bổ sung nhân tạo trữ lượng nước dưới đất bằng cách xây những hồ chứa, đập ngăn dòng chảy nước mặt để nước ngấm trở lại vào lòng đất tạo thành những kho chứa nước ngầm. Ở vùng ven biển các công trình bổ sung nhân tạo

trồng rừng, đặc biệt ở những vùng đất trống đồi trọc đầu nguồn, những đụn cát ven biển để làm giàu nước dưới đất đồng thời chống xói mòn ngăn chặn cát bay hay phòng chống muối hoá thổ nhưỡng.

Bảo vệ và có biện pháp xử lý các kho nước mặt tự nhiên như hồ, đầm, ao ... cả về chất lượng cũng như qui mô (hệ thống sông Cổ Cò Ngũ Hành Sơn, hồ Bàu Tràm Hoà Khánh, hồ Hoà Trung, hồ Đồng Nghệ, hồ Trước Đông ...vv ) cũng như cần có kế hoạch bảo vệ tốt đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa nước để tăng cường bổ sung nguồn nước ngọt cho nước dưới đất.

Bảo vệ các mỏ nước dưới đất trước sự cạn kiệt, tức là hạn chế khai thác các phần trữ lượng của mỏ nước trong phạm vi cho phép của nền kinh tế n ước.

Bảo vệ các mỏ nước dưới đất trước sự ô nhiễm gây bởi hoạt động của con người và sự xâm nhập tự nhiên của các hoá chất chứa trong n ước như chất thải công nghiệp, nông nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý; Thuốc bảo vệ thực vật, các hoá chất phân bón phục vụ nông nghiệp; các chất thải của giao thông ( xăng. dầu, chì, muối... ) các vi trùng, vi khuẩn tại các trạm y tế, trung tâm y tế các phường, xã, quận, huyện trên địa bàn thành phố...vv.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất ở Đà nẵng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)