5 CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ
5.3.2 Khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất:
Cùng với sự phát triển công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu về cung cấp nước chắc chắn sẽ gia tăng gấp bội trong thời gian tới. Để đáp ứng yêu cầu đó đồng thời với việc khai thác sử dụng nguồn n ước mặt cần chú ý quan tâm đến quá trình khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất.
Quađánh giá nhu cầu và khả năng cung cấp thực tế nguồn nước sạch của Nhà máy nước cũng như trữ lượng tiềm năng khai thác của thành phố Đà Nẵng thì đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của nước dưới đất trong việc cung cấp nước, nhất là nước sinh hoạt có chất lượng đảm bảo vàổn định lâu dài và qua đó nhận thấy khả năng đóng góp và đáp ứng những đòi hỏi của kinh tế - dân sinh của nguồn nước dưới đất.
Về phương thức khai thác nước dưới đất tuỳ theo hoàn cảnh điều kiện cụ thể của từng nơi như địa hình, chiều sâu, chiều dày, độ cứng, độ chứa nước của đất đá, tính áp lực, mực nước tĩnh, nguồn trữ lượng, chất lượng..vv mà có kết hợp với kỹ thuật hiện đại với kinh nghiệm, tập quán dân gian để áp dụng lắp đặt kết cấu công trình và chế độ khai thác hợp lý không gây ảnh h ưởng xấu đến nguồn nước và môi trường.
Ngoài đối tượng nước nhạt dùng cho ăn uống sinh hoạt và phục vụ sản xuất thì đối tượng nước lợ (nước có độ khoáng hoá cao 2-6g/l) lại có hữu ích đối với một số loại hình sản xuất như chăn nuôi gia súc, gia cầm, rất thích nghi và sinh trưởng tốt ở môi trường nước có độ tổng khoáng hoá (M= 2-3 g/l) và nuôi tôm, cua xuất khẩu (M = 6-8g/l) do ưu điểm của nguồn nước này có độ khoáng hoá ổn định có thể điều tiết cho phù hợp với nhu cầu sinh lý của từng loài. Nhiệt độ, PH, thành phần hoá học ít biến đổi theo thời tiết và mùa trong năm, ngoài ra có ưuđiểm nữa là có thể chủ động tìmđược nguồn và vị trí thích hợp.