10. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
- Hướng dẫn sử dụng tài liệu cho giảng viên.
- Đánh giá chất lượng, hiệu quả và hướng khả thi của việc nâng cao hiệu quả dạy học phần Đạo hàm và ứng dụng cho sinh viên Học viện Tài chính. Chúng tôi hướng dẫn giảng viên (tham gia thực nghiệm) sử dụng giáo án đã được soạn và thực hiện các bước lên lớp đối với bài dạy thuộc nội dung phần Đạo hàm và ứng dụng theo phương án đã nêu ở chương 2 của luận văn. Thực nghiệm sư phạm được thực hiện song song giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng do cùng một giảng viên dạy theo giáo án do chúng tôi thiết kế và hướng dẫn ở lớp thực nghiệm; dạy giáo án bình thường do Giảng viên tự soạn ở lớp đối chứng.
Để lựa chọn mẫu thực nghiệm sát đối tượng sinh viên chúng tôi tiến hành thực hiện:
- Trao đổi với giảng viên bộ môn Toán, giảng viên chủ nhiệm lớp và khoa quản lý để biết tình hình học tập của sinh viên.
- Xem xét kết quả học tập bộ môn Toán (đặc biệt là kết quả học tập môn Toán cao cấp) của sinh viên.
- Trao đổi với sinh viên để tìm hiểu năng lực học tập, mức độ hứng thú của các em đối với nội dung phần Đạo hàm và ứng dụng.
- Dự giờ của các giảng viên dạy nội dung phần Đạo hàm và ứng dụng, mời các Giảng viên trong tổ dự giờ dạy thực nghiệm sau đó lấy nhận xét.
Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: quan sát, điều tra và tổng kết kinh nghiệm, …
Sau mỗi tiết học chúng tôi trao đổi với giảng viên và sinh viên để rút kinh nghiệm. Có sự điều chỉnh cho phù hợp với giáo án do chúng tôi soạn thảo, hoặc điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao tính khả thi ở lần thực nghiệm sau.
- Cho sinh viên làm bài kiểm tra sau khi thực nghiệm (cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng làm một đề bài với cùng thời gian kiểm tra).