+ Nguồn vốn huy động nội tệ:
Nhìn chung, nguồn vốn nội tệ vẫn là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 80% đến 90%) trong tổng NVHĐ của chi nhánh. Nguồn vốn này biến động không đều qua các năm 2010 đến 2012.
Năm 2010, quy mô nguồn vốn nội tệ mà chi nhánh huy động được là 755 tỷ đồng, chiếm 81,3% tổng NVHĐ thì đến năm 2011 tăng lên 1030 tỷ đồng, chiếm 87% tổng NVHĐ. Nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 1010 tỷ đồng và chiếm 60% tổng NVHĐ.
Tốc độ huy động nội tệ năm 2011 tăng so với 2010 là 275 tỷ đồng, tương đương 36,42%. Năm 2012 giảm 20 tỷ đồng (1,94%) so với năm 2011. Nhưng so với năm 2010 mặc dù giá trị tăng nhưng tỷ trọng lại giảm.
+ Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VNĐ:
Bên cạnh nguồn vốn nội tệ thì chi nhánh còn huy động vốn bằng ngoại tệ (USD và EUR). Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhị trong tổng nguồn vốn huy động nhưng lại giúp chi nhánh trong việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn, mở rộng diện tiếp xúc khách hàng, đáp ứng nhu cầu đầu tư giúp chi nhánh tăng thu nhập.
Nguồn vốn ngoại tệ tại chi nhánh trong giai đoạn từ 2010 đến 2012 biến động thay đổi theo xu hướng biế động thị trường. Năm 2010, nguồn vốn ngoại tệ đạt 174 tỷ đồng, chiếm 18,7% tổng NVHĐ. Thời điểm 2011 nền kinh tế suy thoái, con số này giảm xuống 154 tỷ đồng, giảm 20 tỷ đồng so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 13% trong tổng NVHĐ. Nhưng đến năm 2012 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đã tăng mạnh lên đạt mức 688 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng NVHĐ và tăng 534 tỷ đồng (346,7%) so với năm 2011.
Nhìn chung, cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động của chi nhánh đang có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng, tăng tỷ trong nguồn vốn ngoại tệ. Cùng với đó tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng, tỷ trọng nguồn tiền gửi của dân cư và tiền gửi nội tệ đang có xu hướng điều chỉnh giảm dần.
Sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh với sự thay đổi trong nhu cầu cho vay và đầu tư. Trong cơ cấu cho vay của chi nhánh, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Vì thế tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng, tăng tiền gửi ngoại tệ huy động của dự án chính là tăng nguồn tài trợ cho vay ngắn hạn, cho vay ngoại tệ.
Tuy nhiên, tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng tức là tăng nguồn vốn có tính ổn định cao. Điều này đã và đang gây sức ép về rủi ro thanh khoản đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.3. Hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh LBP Đông Đô
2.3.1. Các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh hiệu quả huy động vốn- Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động: - Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động:
Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (lãi ròng từ cho vay, đầu tư) được tính toán từ tổng thu từ lãi cho vay, đầu tư vốn huy động khấu trừ chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay và chi phí hoạt động khác.
Bảng 2.5.Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động tại chi nhánh LPB Đông Đô
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 1.Tổng thu. Trong đó: 53 160 389 107 229
- Thu lãi cho vay 42 105 165 63 60
2.Tổng chi. Trong đó: 48 137 349 89 212
- Chi phi trả lãi 23 108 251 85 143
- Chi phi hoạt động khác 25 29 98 4 69
3.Lợi nhuận kinh doanh 5 23 40 18 17
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh chi nhánh LPB Đông Đô)
Năm 2010, lợi nhuận kinh doanh từ hoạt động huy động vốn là 5 tỷ đồng đến năm 2011 lợi nhuận thu được là 23 tỷ đồng, tăng 18 tỷ đồng so với năm 2010. Trong năm 2011 cả hai chỉ tiêu thu từ lãi cho vay, đầu tư và chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay đều tăng cao. Điều này cho thấy trong năm 2011 chi nhánh đã thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh của mình.
Đến hết năm 2012, mức lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn vẫn duy trì khá ổn định. Lợi nhuận kinh doanh đạt 40 tỷ, tăng 17 tỷ đồng so với năm 2011 và hoàn thành 194,2% kế hoạch được giao (20,6 tỷ đồng).
Kết quả trên cho thấy, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có sự tăng trưởng tốt, hiệu quả và an toàn.