Số liệu thống kê cho thấy, trong số các nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ TCKT tại chi nhánh LPB Đông Đô luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (trên 50%) và có xu hướng tăng dần trong các năm tự 2010 đến năm 2012.
Biểu đồ 2.3.Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng tại chi nhánh LPB Đông Đô 20,67 43,81 35,52 22,21 19,6 58,19 67,49 26,68 5,83 Không kỳ hạn Kỳ hạn < 12 tháng Kỳ hạn > 12 tháng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
35 65 65 NVHĐ TCKT NVHĐ dân cư 20 80 12,9 87,1
+Nguồn vốn huy động từ TCKT (tiền gửi của các doanh nghiệp, công ty,…)
Số liệu nguồn vốn TCKT cho ta thấy: tiền gửi của các TCKT có sự biến đông tăng dần: năm 2010 con số này ở mức 604 tỷ đồng, chiếm 65% nguồn vốn, sang năm 2011 đạt 946 tỷ đồng (tỷ trọng 80%), đến năm 2012 lên đến 1479 tỷ đồng và chiếm 87,1% tổng NVHĐ. Tỷ trọng tiền gửi TCKT tăng dần với lượng tăng 360 tỷ năm 2011 so với năm 2010, năm 2012 tăng 533 tỷ so với năm 2011, tốc độ tăng 56,34%.
+Nguồn vốn huy động từ dân cư:
Nguồn vốn huy động từ dân cư chủ yếu qua TGTK và phat hành công cụ nợ. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm dân cư luôn chiếm đa số (khoảng 90%) trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư.
Năm 2010 nguồn vốn này đạt 325 tỷ đồng, chiếm 35% tổng NVHĐ. Năm 2011 đạt 238 tỷ đồng, chiếm 20%, giảm 87 tỷ (26,77%) so với năm 2010. Năm 2012 lượng vồn này chỉ còn 219 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng NVHĐ, giảm 19 tỷ đồng (7,98%) so với năm 2011.
Những chỉ số trên cho thấy chi nhánh không mạnh trong huy động vốn từ dân cư. Vì ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt cũng là một ngân hàng mới nên cần không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để xây dựng lòng tin, thương hiệu, chỗ đứng trong lòng khách hàng. Song song đó, chi nhánh cần áp dụng nhiều hình thức huy động mới, linh hoạt về kỳ hạn và lãi suất, đảm bảo hài hòa về lợi ích ngân hàng và khách hàng để nguồn vốn huy động từ dân cư có thể tăng lên.