Bài học về vai trò của chính sách nới lỏng tín dụng trong công cuộc phát triển thị trường bất động sản trong quá trình chuyển đổi từ nền

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng và tác động của nó đến thị trường bất động sản (Trang 57 - 59)

phát triển thị trường bất động sản trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường

Trong ba nước Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc thì Trung Quốc có một giai đoạn khá tương đồng với Việt Nam là việc chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoach hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường. Những kinh nghiệm của nước này trong lĩnh vực cải cách thị trường bất động sản do đó rất quý báu và đem lại nhiều ngụ ý hữu ích cho Việt Nam.

Thời gian đầu Trung Quốc nhấn mạnh việc tiết kiệm, tuy nhiên lại không chuyển đối phần vốn dự trữ sang đầu tư. Nếu điều này tiếp tục kéo dài Trung Quốc sẽ rơi vào “nghịch lý tiết kiệm”: tiết kiệm nhiều nhưng không đầu tư, cuối cùng sẽ làm tổng thu nhập giảm và lại làm giảm mức tiết kiệm. Ngay từ 1992 đã có nhiều khuyến nghị yêu cầu kích cầu, khởi đầu bằng việc phát triển thị trường bất động sản. Như đã đề cập, Trung Quốc chuyển đổi chế độ nhà ở, khuyến khích việc cho vay thế chấp nhà ở. Do vậy mà nguồn vốn dự trữ được chuyển sang đầu tư vào bất động sản và tiêu dùng cho những ngành khác. Quá trình đô thị hóa cũng phát triển nhanh hơn, Trung Quốc ngày càng có nhiều đô thị loại I. Ba giai đoạn của công cuộc này bao gồm: (1) phân phối nhà ở; (2) chuyển từ cơ chế phân phối sang cơ chế thị trường, đảm bảo người dân có thể mua nhà, và mua với chi phí hợp lý; (3) Thị trường bất động sản phát triển và ảnh hưởng tích cực đến các phần còn lại của nền kinh tế. Trong đó thì việc khuyến khích cho vay thế chấp và nới lỏng quy định cho vay thế chấp đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn (2). Kinh nghiệm của Trung Quốc trong

việc khuyến khích thị trường bất động sản phát triển rất đáng để Việt Nam học tập.

KẾT LUẬN

Các nước, mà cụ thể ở đây là Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc, có thị trường tài chính nói chung và thị trường bất động sản nói riêng phát triển hơn nhiều so với Việt Nam. Do vậy mà những quốc gia này có nhiều kinh nghiệm phong phú trong việc hoạch định chính sách tín dụng và trong cả việc sử dụng các chính sách nới lỏng tín dụng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.

Đề tài đã thực hiện được những mục tiêu sau:

Thứ nhất, làm rõ lại những vấn đề lý thuyết về thị trường bất động sản, về

chính sách nới lỏng tín dụng và các tác động của nó lên thị trường bất động sản.

Thứ hai, nghiên cứu chính sách nới lỏng tín dụng và thị trường bất động

sản ở Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc. Từ đó phân tích tác động của chính sách nới lỏng tín dụng lên thị trường bất động sản ở mỗi nước.

Thứ ba, từ nghiên cứu ba nước Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc, đề tài đã rút

ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thực hiện hiệu quả chính sách nới lỏng tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng những kinh nghiệm được rút ra sẽ đóng góp cho việc hoạch định và sử dụng chính sách tín dụng hiệu quả cũng như việc phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng và tác động của nó đến thị trường bất động sản (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)