Tác động của chính sách nới lỏng tín dụng tới thị trường bất động sản Thái Lan

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng và tác động của nó đến thị trường bất động sản (Trang 31 - 33)

sản Thái Lan

Đây chính là điểm bùng phát của cơn bão bất động sản Thái Lan. Quá nhiều dự án lớn và đắt đỏ được đầu tư xây dựng. Như vậy, cho đến giữa những năm 90, số lượng và giá cả của bất động sản Thái Lan đã vượt ngưỡng cân bằng tự nhiên. Trong năm 1994 hơn 250 000 căn nhà được rao bán ở Băng Cốc và một số khu vực lân cận. Tháng 4 năm 1995, các công ti phát triển nhà đất rao bán khoảng 170 000 căn hộ trong khi nhu cầu chỉ dừng lại ở ngưỡng 100 000 đến 120 000 căn hộ mỗi năm.

Đến năm 1995, thị trường bất động sản Thái Lan bắt đầu chịu sức ép lớn từ hai phía. Đó là hiện tương cung vượt quá cầu và sự chính sách thắt chặt tín dụng của các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước Thái Lan ban hành hạn mức tín dụng nhằm cắt giảm khối lượng vốn bơm vào thị trường bất động sản. Trong khi ấy, do giá nguyên vật liệu tăng cao, giới đầu tư lại ngần ngại, không chịu hạ giá nhà đất để giảm sức ép và lâm vào tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng.

Đến năm 1996, thị trường có nhiều bất ổn nghiêm trọng. Tổng số nợ trên bất động sản đã lên tới 800 tỉ bahts. Các công ti xây dựng, trong đó nổi tiếng nhất là Sompasong Land Plc (nợ lãi trên 80 tỉ) đứng trước nguy cơ không thể thanh toán được lãi xuất. Chính điều này đã đẩy các ngân hàng thương mại lâm vào khó khăn lớn, đặc biệt là các tổ chức liên quan đến hoạt động chung chuyển vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả là sự thất bại của ngân hàng trung

ương trong việc kiểm soát đồng Bahts, kéo theo sự sụp đổ của hàng chục ngân hàng lớn nhỏ và làm tan vỡ bong bóng nhà đất.

Tuy góp phần gây ra sự sụp đổ và khủng hoảng của thị trường nhà đất nói riêng và thị trường tài chính Thái Lan nói chung, chính sách nới lỏng tín dụng vẫn được chính phủ Thái Lan sư dụng như một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trước những năm 1960, giơí xây dựng Thái Lan chỉ chú trọng đầu tư phát triển các dự án nhà ở cho tầng lớp trung và thượng lưu trong khi phần lớn dân số Thái Lan lại có thu nhập thấp và sống trong điều kiện rất tồi tàn. Trước tình hình đó, chính phủ Thái Lan đã đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp thông qua việc hỗ trợ tài chính cho các nhà thầu.

Sự ra đời của Ngân hàng nhà đất chính phủ (GHB) đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu trên. Cho đến nay, GHB đã cung cấp dịch vụ tài chính cho khoảng 900 000 chủ sở hữu nhà ở, với nhiều khoản vay ưu đãi có thời hạn lên tới 30 năm và lãi suất cố định tới 5 năm.

Trong cuộc khủng hoảng 1997, GHB cũng được sử dụng như một liều thuốc trợ lực cho nền kinh tế. Để đưa thị trường thoát khỏi khủng hoảng, chính phủ Thái Lan đã quyết định lấy việc phục hồi thị trường bất động sản đang ốm nặng làm một trong những mục tiêu chính.

Từ đó đến nay, chính phủ Thái Lan luôn ủng hộ các chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà đất, bao gồm:

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân vay vốn lãi suất thấp - Phát triển trung tâm thông tin bất động sản

- Phát triển các chiến lược qui hoạch đô thị trong dài hạn - Cải thiện luật bảo vệ người tiêu dung cho người mua nhà - Phát triển một thị trường bất động sản thứ cấp năng động

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng và tác động của nó đến thị trường bất động sản (Trang 31 - 33)