Đến khoảng giữa năm 2008, lãi suất tăng cao đột biến do chính sách thắt chặt tín dụng nhằm ổn định thị trường tiền tệ. khi NHNN thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với cho vay trung hạn, các NHTM đã đẩy mức lãi suất cho vay rất cao, khoảng 18%. Mức lãi suất này đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của các NHTM (mức tăng trưởng tín dụng quí I chỉ đạt 3,34%).1
Đồ thị 3.1: Lãi suất cơ bản của Việt Nam (theo năm) từ 2004-2009
Nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/07/08/070820081/
Trên đây là biểu lãi suất cơ bản được ban hành bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Lãi suất mà các ngân hàng thương mại được phép cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản trên. Qua đó ta có thể thấy rằng lãi suất cho vay được duy trì ổn định trong một thời gian khá dài. Đây là công cụ cần thiết để nhà nước điều khiển tình hình kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Đến tháng 3/2010, luồng vốn tín dụng cho thị trường bất động sản được tháo gỡ khi Ngân hàng nhà nước ra chỉ thị cho các ngân hàng phải nhanh chóng hạ lãi suất cho vay, ngay lập tức thị trường bất động sản khởi sắc trở lại. Đến nay, ngoài khối các NHTM Nhà nước, nhiều NHTMCP đồng loạt hạ lãi suất cho vay tối đa xuống còn khoảng 15% năm.1
Bên cạnh các chính sách về lãi suất, NHNN còn kiểm soát tình hình tín dụng trong nước thông qua việc “bơm” hay “hút” vốn ròng qua thị trường mở. Gần đây nhất là hoạt động hút vốn cuối tháng 5 (gần 8.400 tỷ đồng) nhằm kiềm chế tình hình lạm phát và bơm vốn hỗ trợ các ngân hàng thương mại hạ lãi suất trong tháng 6 (khoảng 21.000 tỷ đồng)2
Tuy thị trường bất động sản ở mỗi nước có một đặc điểm riêng, nhưng nhìn chung chúng đều chịu tác động mạnh mẽ từ chính sách tín dụng. Trình độ phát triển của thị trường bất động sản nói riêng và thị trường tài chính nói chung quy định mức độ tương tác của các thị trường này và quy mô ảnh hưởng khi có khủng hoảng xảy ra. Qua những nghiên cứu về chính sách nới lỏng tín dụng và tác động của nó đến thị trường bất động sản ở Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc, ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Việt Nam.