0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Chính sách nới lỏng tín dụng của Thái Lan

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 29 -31 )

Năm 1953, chính phủ Thái Lan thành lập Ngân hàng nhà đất chính phủ (GHB) với mục tiêu chính lầ cung cấp các dịch vụ tài chính cho thị trường bất động sản trong nước. Trong suốt 20 năm đầu, GHB đóng vai trò của cả một tổ chức tài chính và một công ti phát triển nhà đất. Cho đến năm 1973, nhiệm vụ thứ hai của GHB được chuyển giao lại cho cơ quan nhà đất quốc gia (NHA).

GHB là ngân hàng chuyên về bất động sản lớn nhất cả nước, chiếm 38% thị phần nội địa. Bên cạnh đó là 12 ngân hàng thương mại khác, chi phối 50% toàn bộ thị trường. Trước cuộc khủng hoảng 1997, các tổ chức này hoạt động rất mạnh mẽ, cung cấp một lượng vốn dồi dào cho các nhà đầu tư và phát triển thông qua chính sách nới lỏng tín dụng và cho vay với lãi xuất rất ưu đãi.

Năm 1992, dịch vụ ngân hàng quốc tế Băng Cốc ra đời như một liều thuốc xúc tác cho thị trường vốn đã được hâm nóng. Thông qua công cụ này, các tổ

chức tài chính nội địa có thể tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng với giá rẻ, nhờ đó cho vay lại với lãi xuất thấp.

Năm 1993, nhằm khuyến khích các dự án nhà giá rẻ (dưới 600 000 Bt), chính phủ Thái Lan quyết định giảm thuế thu nhập đối với những tập đoàn đầu tư vào các dự

án trên. Không chỉ có vậy, ngân hàng nhà nước Thái Lan còn nới lỏng các qui định, cho phép ngân hàng thương mại được mở rộng dịch vụ cho vay bất động sản.

Đồ thị 2.4: Nợ bất động sản theo từng loại thể chế tài chính

Nhờ vậy, lãi suất tín dụng đã hạ xuống mức kỉ lục 10% một năm vào năm 1994. Đây là tỉ lệ lãi suất thấp nhất trong lịch sử ở Thái Lan. Ngoài ra, một lượng trái phiếu lớn được bán ra nước ngoài nhằm huy động thêm vốn cho thị trường. Tại thời điểm đó, các ngân hàng thương mại cung cấp tới 68% tổng số vốn cho các dự án nhà đất. Bên cạnh việc cho vay mạo hiểm đối với các dự

án, các tổ chức tài chính còn thực hiên chính sách nới lỏng tín dụng đối với thị trường nhà ở. Việc đánh giá sai giá trị tài sản thế chấp và thiếu thận trọng khi phân tích tình hình tài chính của người đi vay đã dẫn đến hiện tượng gia tăng nợ xấu và giải ngân chậm chạp. Trong khi đó, giá nhà đất vẫn được giữ ở mức ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mở rộng kinh doanh.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 29 -31 )

×