- Tính chất phân cực của anten thành phần:
Chương 4 Thiết kế anten vi dải công nghệ 3G áp dụng
4.3.2 Kết quả mô phỏng
Sau khi đã thiết lập mọi thông số của anten trong phần mềm HFSS, nếu không có lỗi thì kết quả sẽ được tính toán sau một khoảng thời gian tùy theo kích thước và đặc tính đã định nghĩa cho anten. Dưới đây là đồ thị tỉ số song đứng của anten theo tần số từ 1.7 đến 2.3Ghz.
Khi này, trên dải tần từ 1.9GHz đến 2.2GHz thì tỉ số sóng đứng nhỏ hơn 2 thỏa mãn điều kiện để anten làm việc được.
Để thấy rõ ảnh hưởng tương hỗ giữa các đường tiếp điện trong anten MIMO trên ta sẽ quan sát chi tiết trong hình 4.8.
Hình 4. 7 Tỉ số sóng đứng
Từ đồ thị cho ta thấy các hệ số S12&S21 nhỏ hơn -15dB trong dải tần 1.9GHz đến 2.3GHz. Điều này hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu đạt ra là trong băng tần hoạt động của anten từ 1.9GHz đến 2.2GHz cần hệ số ảnh hưởng tương hỗ giữa các anten đảm bảo nhỏ hơn mức tối thiểu -15dB.
Và đồ thị phương hướng bức xạ của anten trong hệ tọa độ cực được đưa ra bởi hình 4.9 cho thấy anten bức xạ đảm bảo được yêu cầu làm việc, đó là sự bức xạ định hướng không cao giúp cho anten có thể nhận tốt được mọi tín hiệu từ trạm phát trong hệ thống di động.
Đồ thị bức xạ 3D trong hình 4. 10 cho thấy rõ ràng hơn đặc tính bức xạ của anten. Cuối cùng là hệ số tăng ích đỉnh của anten được thể hiện trong hình 4.11. Vì anten nên hệ số dùng cho thiết bị đầu cuối di động dùng trong phạm vi hạn chế nên hệ số tăng ích không lớn.
Hình 4. 8 Tham số S của anten
(b)
(c)
Hình 4. 9 Đồ thị phương hướng bức xạ trong mặt phẳng E tại (a) 1.92GHz, (b) 2GHz và (c) 2.17GHz
Hình 4. 10 Đồ thị phương hướng bức xạ trong không gian 3 chiều