trên phân tích RAPD
Từ kết quả phân tích hình ảnh điện di sản phẩm RAPD, chúng tôi thống kê các băng điện di và xử lý số liệu bằng phần mềm NTSYSpc version 2.1 thiết lập sơ đồ hình cây nhằm xác định khoảng cách di truyền giữa các mẫu đậu đen nghiên cứu (Hình 3.8).
Hình 3.8. Sơ đồ về mối quan hệ di truyền của 8 mẫu đậu đen trên cơ sở phân tích RAPD với 12 mồi ngẫu nhiên.
Sơ đồ hình cây tính theo hệ số SM và kiểu phân nhóm UPGMA (hình 3.8) và bảng thống kê hệ số sai khác đã chỉ ra mức độ sai khác di truyền giữa 8
Nhóm I Nhóm II
P I P II
mẫu đậu đen. Mức độ khác nhau được biểu hiện bằng hệ số sai khác giữa các giống. Các giống có hệ số di truyền giống nhau tương tự sẽ được xếp thành một nhóm, giữa các nhóm lại có sự liên hệ với nhau.
Sơ đồ hình cây được thiết lập dựa trên dữ liệu RAPD khi phân tích 8 mẫu đậu đen với 12 mồi ngẫu nghiên chia làm 2 nhánh:
Nhánh thứ Nhất chỉ có 1 nhóm bao gồm 3 mẫu BG1, BG2, BG4. Các mẫu đậu đen này có hệ số giống nhau là 0,77 và có khoảng cách di truyền với các mẫu còn lại thuộc các nhóm khác là 23 % ( 1- 0,77).
Các mẫu đậu đen thuộc nhánh thứ Hai phân bố trong 2 nhánh phụ (nhánh phụ 1 và nhánh phụ 2). Nhánh phụ 1 gồm hai nhóm kí hiệu là II, III. Khoảng cách giữa nhánh phụ 1 với nhánh phụ 2 là 26,5% ( 1- 0,735). Nhóm II gồm 1 mẫu BG3, nhóm III gồm 3 mẫu BG6, BG7, BG8 ba mẫu này có hệ số giống nhau là 0,89 do đó có khoảng cách di truyền là 11% ( 1- 0,89). Khoảng cách giữa các mẫu thuộc nhóm II và nhóm III là 19,5 % ( 1- 0,805). Nhánh phụ 2 chỉ có 1 nhóm kí hiệu là IV và chỉ có 1 mẫu BG5.
Từ kết quả phân nhóm trên chúng tôi nhận thấy tính đa hình của 8 mẫu đậu đen trong phạm vi phân tích 12 mồi ngẫu nhiên bằng phản ứng RAPD đã chứng minh sự khác nhau trong cấu trúc DNA hệ gen của các mẫu đậu đen địa phương nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN
1.1. Các mẫu đậu đen nghiên cứu có sự đa dạng về hình dạng hạt, kích thước hạt, kích thước hạt lớn nhất là giống BG1 (dài 0,8mm, rộng 0,8 mm, dẹt 0,5 mm), kích thước hạt nhỏ nhất là giống BG7 (dài 0,6mm, rộng 0,4 mm, dẹt 0,3 mm), màu sắc rốn hạt và khối lượng 1000 hạt. Khối lượng 1000 hạt của các giống đậu dao động từ 72,5g đến 128,8g. Trong đó, giống BG1 có khối lượng hạt cao nhất (128,8g), thấp nhất là giống BG6 (72,5g).
1.2. Bằng kỹ thuật RAPD với việc sàng lọc được 12 mồi ngẫu nhiên đã nhân bản được 212 phân đoạn DNA từ hệ gen của 8 mẫu đậu đen. Trong số các mồi sử dụng có 8/12 mồi biểu hiện tính đa hình cao M1, M 5, M7, M8, M12 với giá trị PIC > 0,5.
1.3. Hệ số sai khác di truyền của từng cặp mẫu đậu đen nghiên cứu dao động từ 1,04% đến 6,68%. Hệ số giống nhau dao động từ 67% đến 89%.
1.4. Đã xác định được 1 chỉ thị phân tử RAPD đặc trưng ở 1 mẫu đậu đen địa phương (BG5/M5- 1,5Kb).
1.5. Các mẫu đậu đen nghiên cứu được phân bố ở 4 nhóm thuộc 2 nhánh trong cây phát sinh với khoảng cách di truyền là 33%.
2. ĐỀ NGHỊ
Cần tiếp tục sử dụng kỹ thuật RAPD với số lượng mồi nhiều hơn, số mẫu nhiều hơn và thu thập mẫu ở phạm vi rộng hơn, kết hợp với một số kỹ thuật khác (SSR, AFLP, RFLP) để có thể có thông tin đầy đủ hơn về sự đa dạng di truyền giữa các giống đậu đen địa phương, tạo cơ sở cho việc sử dụng hợp lý các giống đậu đen địa phương trong sản xuất và chọn tạo giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đái Duy Ban (2006), Công nghệ gen, Nxb Khoa học&Kỹ thuật.
2. Vũ Anh Đào, Nguyễn Vũ Thanh Thanh, Chu Hoàng Mậu (2009), “Đánh giá sự đa dạng di truyền ở mức phân tử của một số giống đậu tương (Glycine max
(L.) Merrill) địa phương”, Tạp chí Khoa học&Công nghệ-Đại học Thái
Nguyên: 57(9): 85-90.
3. Phạm Thành Hổ (2006), Di truyền học. Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn đăng Khôi ( 1997), “ Các cây đậu ăn hạt ở Việt Nam” , Tạp chí Sinh học, số 2, Tr. 18 - 40.
5. Nguyễn Thị Kim Liên (2003), Nghiên cứu định vị locus của một số tính
trạng hình thái ở lúa cạn phục vụ cho việc chọn dòng lúa chịu hạn, Luận án
Tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ Sinh học Hà Nội, tr. 24 - 34.
6. Đỗ Tất Lợi (1997), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB KH &KT Hà Nội.
7.Lê Đình Lương, Quyền Đình Thi (2002), Kỹ thuật di truyền và ứng dụng, Nxb 8. Chu Hoàng Mậu (2001), Sử dụng phương pháp đột biến thực nghiệm để tạo các dòng đậu tương và đậu xanh thích hợp cho miền núi Đông Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Công nghệ sinh học Hà Nội.
9. Chu Hoàng Mậu, Nông Thị Man, Lê Xuân Đắc, Đinh Thị Phòng, Lê Trần Bình (2002), “Đánh giá genome của một số dòng đậu tương đột biến bằng kỹ thuật phân tích đa hình của DNA được nhân bản ngẫu nhiên”, Tạp chí sinh học
22, tr. 21 - 26.
10. Đinh Thị Phòng (2001), Nghiên cứu khả năng chị hạn và chọn dòng chịu hạn
ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ
11. Nguyễn Thị Tâm (2003), Nghiên cứu khả năng chịu cóng và chọn dòng
chịu nóng ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện
Công nghệ Sinh học, Hà Nội.
12. Khuất Hữu Thanh (2006), Kỹ thuật gen nguyên lý và ứng dụng, Nxb Khoa học&Kỹ thuật.
13. Tạp chí hoá học – 2008 – No.2 – Tr180 -188 – ISSN0866 – 7144. 14. Tạp chí nghiên cứu y học – 2006 – No3 – Tr87- 91 – ISSN.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
15. Awan F. S., (2007), “Study of genetic divergence among wheat genotypes through random amplied polymorphic DNA, centre of Agricultural biochemistry and biotechnology”, Unversity of Agricultural Faisalabad
Pakistan, 6(3), pp. 476 - 481.
16. Chen Y., Wang D., Arelli P., Ebrahimi M., Nelson R.L., (2006), “Molecular marker diversity of SCN-resistant sources in soybean”, Genome; 49, 8; ProQuest Central.
17. Dey N., Subarsana B., Chaudhuri T.R.,Dey S.R., mitu De,Ghose T.K., (2005), “RAPD - base genetic diversity analysis of aromatic rice”,
Cababstractsplus, 6(3/4), pp. 133 - 142.
18. Doldi M., Vollmann J., Lellry T., (1997), Genetic doversity in soybean as
determined by RAPD and microsatellite analysis, pp. 331 - 335.
19. Foolad, Arusekar, Rodriguer (1995), Applicationof polymerase Chain Reation
(PCR) to plant genome analyis. In: Tissue and organ culture, Fundamenatal
mathods Springer Verlag, Berlin, heidelerg, 282 – 289.
20. Gawel N.J., Jarret R.H., (1991), A modified CTAB DNA extraction procedure forMusaand Ipomea.Plant Mol Biol Rep 9: 262–266.
21. Li Z., Nelson R.L., (2002), “RAPD Marker Diversity among Cultivated and Wild Soybean Accessions from Four Chinese Provinces”, Crop Science, 42, pp. 1737 - 1744.
22. Ranade R., Gopalakrishna T. (2001), “Characterization of blackgram
[Vigna mungo (L.) Hepper) varieties using RAPD”, Plant varieties &
Seeds, 14(3), pp. 227-233.
23. Sholihin, Hautea D.M., (2002), “Molecular mapping of drought resistance in mungbean (Vigna radiata L.): 1.QTL linked to drought resistance, Linkage map in mungbean using AFLP markers”, Jurnal Bioteknologi Pertanian, 7(1- 2), pp. 17 - 61.
24.Yiwu Chen, Randall L. Nelson (2005), “Relationship between Origin and Genetic Diversity in Chinese Soybean Germplasm”, Crop Science; 45: 1645- 1652. CÁC TRANG WEB 25. http://vi.wikipedia.org/wiki/Đậu_đen 26.http://tintuccaonien.com/docs/docs_4/4_2_36.htm 27. http://caythuoc.net/cay-thuoc/other/194- 195 /dau-den.htm 28. http://www.duoclieu.org/2011/12/dau-den-hat-vigna-cylindrica.html