3. Yêu cầu của đề tài
3.1.3. Tình hình sử dụng đất và quản lý đất đai
3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của Năm 2012
:
Bảng 3.6: Cơ cấu diện tích các loại đất năm 2012 của xã Kỳ Long
TT CHỈ TIÊU Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
((1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích đất tự nhiên 2.136,53 100 1 Đất nông nghiệp NNP 810,11 37,92 1.1 SXN 207,31 1.2 CHN 187,83 1.3 LUA 7,20 1.4 HNK 180,63 1.5 CLN 19,48 1.6 LNP 602,80 1.7 RSX 260,50 1.8 RPH 342,30
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.186,76 55,54
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,63
2.2 CCC 163,28
2.3 CSK 690,34
2.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKK 4,8
2.5 CDG 854.25
2.6 Đất khu dân cư nông thôn DNT 115,25
2.7 Đất ở tại nông thôn ONT 115,25
2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,20
2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 33,88
2.10 SMN 182,18
3 Đất chƣa sử dụng CSD 139,66 6,54
3.1 dụng BCS 139,66
( Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2012)
a b c
Đất nông nghiệp chiếm 37.92% Đất phi nông nghiệp chiếm 55.54% Đất chưa sử dụng chiếm 6.54%
1 cho thấy toàn bộ quỹ đất đai của xã được đưa vào sử dụng với 93,46% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng chỉ còn 139,66 ha chiếm 6,54% trong đó chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. Đất phi nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn xã với 1.186,76 ha chiếm tới 55,54%.
3.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai xã Kỳ Long
Trong những năm vừa qua, do có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các cơ quan Ban ngành của tỉnh, và đặc biệt là xã Kỳ Long, công tác quản lý
thường xuyên chỉ đạo sát sao công tác quản lý địa chính theo đúng Luật. Các
2 người (1 người có trình độ đại học, 1 người có trình độ cao đẳng), có năng lực chuyên môn vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Hệ thống bản đồ, hồ sơ sổ sách về quản lý, giao đất, sử dụng đất của xã được lập đầy đủ, đúng quy định, những thông tin thay đổi về hiện trạng sử dụng đất được cập nhật thường xuyên đáp ứng được với yêu cầu thực tế của xã.
Việc hoàn chỉnh thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho nhân dân cũng như công tác giám sát việc xây dựng nhà cửa, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích đảm bảo kịp thời chính xác. Các tranh chấp đất đai tại các khu dân cư được UBND xã phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo giải quyết kịp thời, có tình, có lý, đúng pháp luật, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Giải quyết các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhanh chóng, hướng dẫn các bên tham gia chuyển nhượng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước: nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ. Thị trường QSDĐ xã Kỳ Long chịu ảnh hưởng bởi những biến động của Thị trường QSDĐ trên cả nước. Vì thế, khi giá đất trên thị trường trong nước tăng thì giá đất xã Kỳ Long cũng tăng theo và ngược lại. Ở các khu đất được đấu giá QSDĐ để giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án, giá đất trúng đấu giá QSDĐ khá cao. Tổ chức cấp đất ở tại khu tái định cư cho những hộ dân phải di dời để thực hiện dự án xây
dựng Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, khu tái định cư xã Kỳ Long được thực hiện nhanh gọn nhưng vẫn còn một số hộ không chịu di dời và nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng vì họ cho rằng giá đất đền bù quá thấp so với thực tế.
3.2. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng của dự án Tái định cƣ xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
3.2.1. Tổng quan về dự án Khu tái định cư xã Kỳ Long
3.2.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Formosa:
Formosa là tập đoàn bao gồm 5 thành viên :
- Công ty cổ phần hữu hạn công nghiệp nhựa Đài Loan - Công ty cổ phần hữu hạn công nghiệp nhựa Nam-Á - Công ty cổ phần hữu hạn sợi hóa học Đài Loan - Công ty cổ phần hữu hạn hóa dầu Formosa
- Công ty cổ phần hữu hạn công nghiệp nặng Formosa, Sunsco Holding Dự án Formosa là dự án trọng điểm quốc gia tại khu kinh tế Vũng Áng do Tập đoàn Formosa - Đài Loan làm chủ đầu tư. Dự án được chính thức khởi công vào đầu tháng 7/2008. Với thời gian thực hiện từ năm 2008 đến năm 2012.
Địa điểm thực hiện dự án thuộc địa bàn 5 xã: Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Lợi thuộc khu kinh tế Vũng Áng. Trong đó phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án tại xã Kỳ Long có tổng diện tích thu hồi 4.582.767,26 m2
)
.
Vị trí, kích thước thửa đất được xác định theo các tờ trích lục từ các tờ bản đồ địa chính số 01, 02, 03, 04, 05, 07, 08, 09, 10, 13 tỷ lệ 1/2000; số 19, 21, 22, 23, 24, 25, 28, 29, 30, 33, 34, 36 tỷ lệ 1/1000 của xã Kỳ Long, dp Trung tâm KT & LT Địa chính Hà Tĩnh trích lập ngày 06/10/2008 và Bản đồ ranh giới ảnh hưởng (giai đoạn 1) dự án đầu tư Khu Liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà
Tĩnh, do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Hà Tĩnh lập ngày 29/9/2008 được UBND Tỉnh duyệt ngày 08/10/2008.
Dự án này do Tập đoàn Formosa - Đài Loan làm chủ đầu tư nên nguồn vốn để thực hiện dự án là từ ngân sách và chủ đầu tư huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
3.567.799,26 m2 (
.
Thu hồi 1.014.968,0 m2 (Một triệu không trăm mười bốn nghìn chín trăm sáu mươi tám mét vuông) đất của 648 l 2)thuộc các thôn Hợp Tiến, Liên Minh, Liên Giang, Tân Long, Long Sơn để bồi thường, GPMB giai đoạn 2 dự án Khu Liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, trong đó:
- Đất ở và đất vườn liền kề: 1.002.460,9m2; - Đất sản xuất nông nghiệp và đất khác: 12.507,1m2.
Bảng 3.7: Tổng hợp diện tích thu hồi của dự án Formosa tại xã Kỳ Long
Số quyết định Loại đất Tên thôn Diện tích thu hồi
(m2) 1817/QĐ - UBND 1) Đất nông nghiệp Hợp Tiến, Liên Minh, Liên Giang, Tân Long, Long Sơn 3.567.799,26 16/QĐ-UBND 2)
Đất ở và đất vườn liền kề Hợp Tiến,
Liên Minh, Liên Giang, Tân Long, Long Sơn
1.002.460,9
Đất sản xuất nông ghiệp
và đất khác 12.507,1
Tổng 4.582.767,26
Giá bồi thường đất nông nghiệp
Dự án bồi thường đất nông nghiệp theo từng hạng đất quy định. Đất nông nghiệp bị thu hồi ở đây được xác định là đất nông nghiệp hạng 3, thực hiện theo 2 đợt:
- Đợt 1: Giá bồi thường đất nông nghiệp hạng 3 = Giá đất trồng cây hàng năm hạng 3 năm 2008 (Giá 19.144 đồng/m2) x 1.30 (Hệ số trượt giá) x 1.30 (Hệ số vùng) = 32.353 (đồng/m2)
- Đợt 2: Giá bồi thường đất nông nghiệp hạng 3 = Giá đất trồng cây hàng năm hạng 3 năm 2009 (Giá 24.887 đồng/m2) x 1.30 (Hệ số vùng) = 32.353 (đồng/m2)
Có thể thấy giá đất nông nghiệp hạng 3 trong 2 đợt bồi thường có sự khác nhau nhưng không đáng kể song lại có sự chênh lệch so với giá khi chuyển nhượng trên thực tế. Điều này đã gây bất bình trong người dân, họ cho rằng giá bồi thường trên chưa công bằng, hợp lý, từ đó gây cản trở tiến độ thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.
* Giá bồi thường đất ở
Để bồi thường về đất ở, hội đồng bồi thường đã áp dụng cả 2 phương án là bồi thường bằng tiền và bồi thường bằng đất. Tất cả các hộ bị thu hồi đất đều được tính toán bằng tiền, sau đó hộ nào không còn đất ở thì sẽ được vào khu tái định cư và phải nộp khoản tiền lô đất trong khu tái định cư với mức giá không cao hơn mức giá bồi thường. Do giá bồi thường đất ở căn cứ vào vùng đất nên hội đồng bồi thường đã thống nhất lấy giá đất ở nông thôn vùng 1 và được thực hiện qua 2 đợt:
- Đợt 1 - năm 2009: Giá 72.000 (đồng/m2) - Đợt 2 - năm 2010: Giá 86.400 (đồng/m2)
Giá đất ở trong 2 đợt khác nhau rất lớn và có sự chênh lệch rất lớn so với giá chuyển nhượng trên thực tế. Do vậy mà ít nhận được sự đồng tình,chấp nhận của người dân.
Giá đất vườn liền kề đất ở khu dân cư
Dự án bồi thường đất vườn liền kề đất ở khu dân cư theo từng hạng đất qui định. Đất vườn ở đây được xác định là đất trồng cây lâu năm hạng 4, thực hiện theo 2 đợt:
- Đợt 1: Giá bồi thường đất vườn liền kề đất ở khu dân cư = [Giá đất trồng cây lâu năm hạng 4 năm 2009 (Giá 20.641 đồng/m2) x 1.30] + [ Giá đất ở (Giá 72.000 đồng/m2) x 50%] = 62.833 (đồng/m2
- Đợt 2: Giá bồi thường đất vườn liền kề đất ở khu dân cư = [Giá đất trồng cây lâu năm hạng 4 năm 2010 (Giá 23.737 đồng/m2) x 1.30] + [ Giá đất ở (Giá 86.4000 đồng/m2) x 50%] = 74.058 (đồng/m2
)
Tuy tại thời điểm đền bù, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư xã Kỳ Long đã được điều chỉnh từ xã loại II thành xã loại I và đất nông nghiệp và các loại đất khác (trừ đất ở) lên một hạng liền kề làm cho mức giá bồi thường được của dự án được tăng lên song so với giá thị trường mà người dân được hưởng còn quá chênh lệch. Cụ thể như đất ở đợt 2 theo giá bồi thường của nhà nước chỉ là 86.400 đồng/m2; trong khi đó giá thị trường của các lô đất đó có thể là 150.000 đồng/m2. Làm cho người dân không thỏa mãn với việc đền bù đó dẫn đến có nhiều thắc mắc khiếu kiện từ người dân gây trì trệ cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng.
3.2.1.2 Mục tiêu của dự án
Dự án khu liên hợp gang thép và cảng sơn dương của tập đoàn Formosa đi qua xã Kỳ Long huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam cả về quy mô và vốn đầu tư, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, của khu vực miền Trung và cả nước nói chung.
Ngày 12/6/2008 Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng ký giấy Chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Gang thép Hương Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thực hiện dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh. Với tổng vốn đầu tư lên đến 7,9 tỷ USD
thực hiện bồi thường, hỗ trợ từ tháng 11/2009 và theo kế hoạch thì hoàn thành trong năm 2015.
Theo quy hoạch được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt, tổng diện tích khu vực quy hoạch là 3.035,67 ha khu đất gồm 458,27ha đất xã Kỳ Long, tổng số đất còn lại bị thu hồi chia đều cho các xã lân cận Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ long, Kỳ Lợi và Kỳ Phương. Trong đó đất ở có diện tích 18,68 ha, chiếm hơn 40 %, phần còn lại là đất công cộng, đất trường học, tôn giáo, cây xanh quảng trường, giao thông… Đây sẽ là dự án kiểu mẫu đầu tiên tại thành phố Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh với một khu kinh tế đầy tiềm năng và mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Bao gồm:
: 1.965,82ha + Diện tích mặt nước: 1.069,85ha Tiến độ của dự án
Theo dự kiến, thời gian xây dựng giai đoạn 1 đối với khu gang thép là 4 năm, cảng là 3 năm. Khi đi vào hoạt động, khu liên hợp gang thép trở thành một trong những liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp khoảng 7,5 triệu tấn thép mỗi năm, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động.
Trong giai đoạn 2, nhà đầu tư Formosa dự kiến sẽ đầu tư thêm hơn 8 tỷ USD để nâng công suất nhà máy thép lên 15 triệu tấn/năm và công suất cảng lên 60 triệu tấn/năm, tàu có trọng tải từ 200.000 đến 300.000 tấn có thể vào cảng Sơn Dương.
+ 30 tháng đầu hoàn thành đê chắn sóng + 36 tháng hoàn thảnh cảng đưa vào sử dụng + 36 hoàn tất lò cao số 1 đưa vào hoạt dộng + 48 tháng hoàn tất lò cao số 2
- Tiến độ giải phóng mặt bằng : giai đoạn 1 là 12 tháng.
3.2.1.3 Quy mô của dự án
Dự án này do Tập đoàn Formosa - Đài Loan làm chủ đầu tư nên nguồn vốn để thực hiện dự án là từ ngân sách và chủ đầu tư huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, được thực hiện trên địa bàn 5 xã: Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Lợi thuộc khu kinh tế Vũng Áng.
3.2.1.4 Kế hoạch giải phóng mặt bằng
- Khảo sát, điều tra xã hội học nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các hộ gia đình , các tổ chức về tập thể, về đất ở, tài sản trên đất bao gồm các công trình kiến trúc, các công trình hạ tầng, đất sản xuất, cây cối hoa màu, mồ mả...
Sau khi nhận tờ khai nguồn gốc đất bị thu hồi của hộ gia đình cá nhân, ủy ban nhân dân xã xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của các thửa đất bị thu hồi; Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị các hộ gia đình, cá nhân bổ sung các giấy tờ có liên quan đến nguồn gốc thửa
đất (nếu có), rà soát đối chiếu với bảng tổng diện tích các thửa đất bị thu hồi, biên bản kiểm kê của tổ kiểm kê để phân loại đất theo đúng hiện trạng sử dụng đất và kiểm chứng bản đồ địa chính khu đất để phân loại khu vực, vị trí của từng thửa đất từ đó tiến hành thẩm định các thửa đất có đủ điều kiện hay không đủ điều kiện bồi thường về giá đất.
Căn cứ vào Nghị định 197/2004/NĐ - CP cùng một số quyết định do UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành như quyết định số 33/2006/QĐ - UBND ngày 18/07/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành một số quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; quyết định số 29/2008/QĐ - UBND ngày 09/09/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quy định chính sách đăc thù về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án trọng điểm trong khu kinh tế Vũng Áng thì các chủ sử dụng đất bị nhà nước thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu sẽ được đền bù thiệt hại khi có đầy đủ giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất đúng theo quy định tại khoản 1 điều 4 của quyết định số 33/2006/QĐ - UBND ngày 18/07/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Bên cạnh đó, các chủ sử dụng đất bị nhà nước thu hồi đất không có một trong các điều kiện được đền bù, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật thì không được đền bù. Trong trường hợp xét thấy cần hỗ trợ thì UBND tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ.
Cây cối hoa màu của các hộ gia đình đang canh tác nằm trong khu vực giải toả của dự án không phân biệt có giấy tờ hợp pháp hay không đều được bồi thường thiệt hại theo quyết định số 33/2006/QĐ - UBND ngày 18/07/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp chủ hộ tự lập vườn, trồng thêm cây mới sau thời điểm công bố quy hoạch phê duyệt. Tài sản gắn liền trên đất bị thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất dự án sẽ được bồi thường khi có giấy tờ hợp pháp hoặc có xác nhận của xã Kỳ Long. Nếu tài sản đó do mua lại của nhà nước, các đơn vị có chức năng kinh doanh hoặc mua hoá giá ở tập thể, thanh lý nhà xưởng của tổ chức thì sẽ được bồi thường nếu người mua đã nộp đủ tiền sử dụng đất và hoàn tất thủ tục mua bán. Tài sản gắn liền trên đất khi nhà