Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại dự án khu tái định cư xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 53 - 59)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Kỳ Long là một xã bán sơn địa nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, thuộc Khu Kinh tế Vũng Áng, có tọa độ địa lý từ 17o

65’ 00” đến 17o 70’ 00” vĩ độ Bắc đến 106o 15’ 00” đến 106o 20’ 00” kinh độ Đông. Xã Kỳ Long nằm trong vùng dự án trọng điểm quốc gia - khu kinh tế Vũng Áng, cách trung tâm huyện lỵ 15 km về phía Nam. Trên địa bàn xã có 3 km đường quốc lộ 1A chạy qua và đường 1A nắn tuyến dài 2km. Địa giới hành chính của xã được xác định bởi:

- .

- Phía Nam: giáp huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Phía Đông: giáp xã Kỳ Phương và xã Kỳ Liên.

- Phía Tây: giáp xã Kỳ Thịnh

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 2136.53 ha

.

Với vị trí như trên, xã Kỳ Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc mở mang giao lưu, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển sản xuất, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của xã.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của xã Kỳ Long mang tính chất, dáng dấp của vùng trung du, có nhiều đồi, gò thấp, độ dốc nhỏ hơn 80

do vậy rất thích hợp với cây lúa và cây trồng hàng năm. Kỳ Long vừa có đồng bằng vừa có đồi núi. Phía nam có dãy núi Hoàng Sơn là ranh giới ngăn cách xã với tỉnh Quảng Bình, chiếm khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên của xã. Địa hình dốc thoải đều theo hướng Tây Nam sang Đông Bắc, độ cao khu vực đồng bằng từ 9-20m so với mực nước biển, độ dốc trung bình khoảng 5 %. Khu vực đồi núi phía nam có cao độ từ 132-880m so với mực nước biển và một số vùng đồi đất chuyển tiếp. Có quốc lộ 1A đi ngang qua tạo nên các làng xóm đông đúc dọc hai bên đường.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu có ảnh hưởng đến sự phân bố, cấu trúc, sinh trưởng, phát triển và năng suất của thảm thực vật. Nhóm nhân tố khí hậu bao gồm: Bức xạ mặt trời, nhiệt độ, lượng mưa, thành phần và sự chuyển động của không khí. Tất cả các yếu tố trên liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng tổng hợp lên đời sống thảm thực vật. Là một xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, Kỳ Long có một chế độ khí hậu khá đặc biệt. Khí hậu ở đây nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa với một mùa mưa và một mùa ít mưa được phân hoá không rõ nét, trong đó mùa mưa ở đây thường đến chậm và ngắn do sự hoạt động muộn của các nhiễu động khí quyển và sự rút lui của hoàn lưu Tây Nam. Kỳ Long thuộc khí hậu mang tính chất á nhiệt đới nhiều hơn có một mùa đông lạnh khô với ba tháng nhiệt độ dưới 180

c.

a. Chế độ nhiệt: Xã Kỳ Long nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc Bán Cầu, có nhiệt độ trung bình năm là 24,10C, tổng lượng nhiệt năm khoảng 8.000 - 8.5000C, biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong năm từ 10 - 120C. Vào mùa hè, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nên khu vực này có nền nhiệt rất cao, nhiệt độ tháng nóng nhất vào tháng VII khoảng 300C, có những ngày nhiệt độ lên đến 39 - 400C. Trong khi đó, vào mùa đông do chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc với cường độ mạnh làm cho nền nhiệt ở Kỳ Long hạ thấp trung bình khoảng 17,50C. Bên cạnh đó, ở những khu vực miền núi thì nhiệt độ luôn thấp hơn vùng đồng bằng do ảnh hưởng của sự chênh cao địa hình, lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi 0,60C; điều này đã tạo nên sự phân hoá về lớp phủ thực vật rất rõ nét theo độ cao của địa hình. Như vậy, với điều kiện nhiệt độ như trên đã cung cấp một lượng nhiệt rất lớn, tạo điều kiện cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Đặc biệt, với biên độ nhiệt năm lớn và nằm trong khoảng thích nghi của thực vật đã góp phần tạo nên sự phong phú trong về thành phần loài trong hệ thảm thực vật của địa phương.

b. Chế độ khô ẩm: Nước là nhân tố sinh thái giữ vai trò quan trọng trong đời sống của thực vật. Cùng với chế độ nhiệt, nước là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến bộ mặt phân bố thực bì trên trái đất. Theo Thái Văn Trừng, chế độ khô ẩm là nhân tố quyết định việc hình thành các thảm thực vật nguyên sinh khí hậu. Nước ảnh hưởng đến thảm thực vật ở ba dạng: Mưa, độ ẩm không khí và độ ẩm đất.

- Lượng mưa: Lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ sinh trưởng của thực vật. Thông thường mùa sinh trưởng của thực vật trong năm trùng với mùa mưa. Do chịu ảnh hưởng của địa hình, phía Tây và

8.

- :

Gió là nhân tố làm thay đổi các nhân tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí, thông qua đó ảnh hưởng đến các quá trình hô hấp, thoác hơi nước, hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng khoáng của thực vật cũng như trong đất. Xã Kỳ Long nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhưng tính chất phân mùa không rõ rệt như khu vực Bắc Trung Bộ hay Bắc Bộ. Hướng gió là một yếu tố bị địa hình chi phối sâu sắc nhất, trên căn bản khí hậu Kỳ Long mỗi năm có hai mùa gió chủ yếu, là gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông (kéo dài từ tháng X đến tháng III năm sau) và gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè (từ tháng V đến tháng IX hằng năm).

thường muộn hơn ở Bắc Bộ, song các đợt gió mùa Đông Bắc đều mạnh và thường ảnh hưởng đến Kỳ Long. Trong thời kỳ tháng XII, I, II, trên địa bàn Kỳ Long bị chi phối bởi hướng gió Đông Bắc tương đối đồng nhất. Thời kỳ cuối mùa đông, do sự di chuyển lệch về phía

Đông. Gió mùa Tây Nam thường phát triển mạnh vào thời kỳ giữa hè, đây là loại gió khô nóng, không mưa, kèm theo dông vào chiều tối.

Tĩnh, chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng truyền phấn, phát tán hạt giống, mở rộng phạm vi phân bố của cây rừng và hệ sinh thái rừng. Đại đa số cây gỗ đặc

trưng cho hệ sinh thái rừng thứ sinh rất thích nghi với sự phát tán bằng gió. Ở những vùng núi cao, do tốc độ gió khá mạnh nên phần lớn thực vật có bộ rễ vững chắc, cây thấp, độ thon lớn. Ngoài ra, gió quá mạnh còn cuốn đi những chất màu và cuốn cát bụi khiến cho đất trở nên cằn cỗi, ảnh hưởng đến năng suất thực vật và đời sống nhân dân.

Các yếu tố khí hậu đặc trưng khác:

Ở Kỳ Long, sương mù chủ yếu xảy ra trong mùa đông và những tháng chuyển tiếp, thường 5 - 6 ngày có sương mù, ở khu vực miền núi thường nhiều hơn, phổ biến nhất là loại sương mù địa hình xuất hiện từng đám mà không thành từng lớp dày đặc.

- Số giờ nắng ở Kỳ Long khá cao, bình quân mùa đông có 70 - 80 giờ, ở các tháng mùa hè là 180 - 190 giờ; trung bình năm có 1.500 - 1700 giờ nắng, nhưng do phân bố không đều nên vào mùa đông thực vật thường thiếu ánh sáng, trong khi mùa hè thì lại quá dư thừa. Mùa đông nắng ít gay gắt rất thuận lợi cho thực vật, nhưng mùa hè nắng thường quá gay gắt ảnh hưởng xấu đến thực vật nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Kỳ Long cũng là một trong những xã của Kỳ Anh cũng chịu ảnh hưởng của bão, trung bình mỗi năm có từ 1 đến 6 cơn bão. Thông thường bão xuất hiện từ tháng IX đến tháng XI. Do ảnh hưởng của bão thường gây mưa lớn đến 100 - 200mm/cơn bão, có nơi 400 - 500mm/cơn bão nên dễ gây lũ lụt lớn, làm cho những cây to bị bật gốc, gẫy đổ.

- Gió Tây khô nóng là một loại hình đặc biệt ở Kỳ Long nói riêng và Khu IV nói chung. Nó thường chỉ xuất hiện thành từng đợt, nhiệt độ cao nhất lớn hơn 350C, độ ẩm thấp nhất dưới 55%. Bình quân số ngày gió Tây khô nóng ở khu vực này là 30 - 35 ngày/năm, thường bắt đầu vào tháng III và kết thúc vào tháng IX, cao điểm là tháng VII. Chính loại gió này đã gây hậu quả xấu đến thực vật, cây cối khô héo giảm năng suất, trong đất tích luỹ nhiều sắt nhôm gây thoái hoá đất.

Nhìn chung, thuận lợi lớn nhất của Kỳ Long là ánh sáng dồi dào, tổng tích ôn cao, lượng mưa phong phú. Đây là động lực chính cho thực vật sinh trưởng, phát triển thuận lợi cho sinh khối lớn. Tuy nhiên, lượng mưa lớn lại tập trung chủ yếu vào một mùa đã làm cho đất đai Kỳ Long vốn nghèo dinh dưỡng lại bị rửa trôi xói mòn làm giảm năng suất sinh học của thực vật.

- . . 3.1.1.5. Thổ nhưỡng : * Nhóm đất feralit: -

, đất feralit trên núi cao.

- Đất phù sa cũ có sản phẩm feralit thịt nhẹ đến trung bình đây cũng là số diện tích đất canh tác chủ yếu của xã Kỳ Long, nằm tập trung chủ yếu ở phía tây nam và đông bắc.

* Nhóm đất đồi núi: Đất feralit xói mòn mạnh trơ sỏi đá, tập trung chủ yếu ở khu vực vùng đồi núi.

3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Hiện trạng sử dụng đất

Diện tích tự nhiên toàn xã là 2136,53 ha, trong đó: * Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp là 810,11 ha, chiến 37,92% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại đất:

+ Đất trồng lúa 7,2 ha, chiếm 0,34 % diện tích đất tự nhiên.

+ Đất trồng cây hàng năm còn lại 180,63 ha, chiếm 8,45 % diện tích đất tự nhiên. + Đất lâm nghiệp 602,8 ha, chiếm 28,21 % diện tích đất tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất là 260,5 ha, chiếm 12,19 % và đất rừng phòng hộ là 342,3 ha, chiếm 16,02 % diện tích đất tự nhiên.

* Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp 1186,76 ha, chiếm 55,55 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó;

+ Diện tích đất ở 115,25 ha, chiếm 5,39 % diện tích đất tự nhiên. + Đất trụ sở, cơ quan hành chính sự nghiệp 0,63 ha.

+ Đất khu công nghiệp 685,47 ha, chiếm 32,08 % diện tích đất tự nhiên. + Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,07 ha.

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 4,8 ha, chiếm 0,22 % diện tích đất tự nhiên. + Đất tôn giáo tín ngưỡng 1,2 ha, chiếm 0,06 % diện tích đất tự nhiên. + Đất phát triển hạ tầng 163,28 ha, chiếm 7,64 % diện tích đất tự nhiên. +Đất nghĩa trang, nghĩa địa 33,88 ha, chiếm 1,59 % diện tích đất tự nhiên. + Đất có mặt nước chuyên dùng 20,23 ha, chiếm 0,95 % diện tích đất tự nhiên. +Đất sông, suối 161,95 ha, chiếm 7,58 % diện tích đất tự nhiên.

* Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng năm 2012 là: 139,66 ha, chiếm 6,54 % tổng diên tích tự nhiên.

Hiện trạng sử dụng đất của xã Kỳ Long cho thấy phần lớn đất của xã đang được chuyển sang xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất nông ngiệp còn ít, khiến việc cung cấp lương thực cho xã gặp khó khăn.

* :

: Nông - -

- -

63,7%.

- HĐND -

.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại dự án khu tái định cư xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)