Xuất phương án giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại dự án khu tái định cư xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 89 - 93)

3. Yêu cầu của đề tài

3.4.2.xuất phương án giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công

quyền sử dụng đất của những năm trước thiếu đồng bộ và không công bằng nên đối với những giấy chứng nhận cấp đất ghi là "thổ cư" hoặc chữ "T" nay lại được qui định hạn mức đất ở chỉ có một phần, phần còn lại là đất vườn nên đã gây rất . - Về công tác phối kết hợp giữa các phòng ban cơ quan chuyên môn và UBND Xã cũng chưa được tốt. Trong qui định đã phân công nhiệm vụ rõ ràng: Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định về giá và chế độ chính sách; cơ quan tài nguyên và Môi trường thẩm định về đất đai; cơ quan xây dựng thẩm định về tài sản vật kiến trúc; cơ quan thuế xác định mức thu nhập sau thuế đối với hộ sản xuất kinh doanh; UBND các xã chịu trách nhiệm xác định về nguồn gốc đất đai, tính pháp lý của đất và tài sản; cơ quan bồi thường chịu trách nhiệm thống kê lập phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng khi thực hiện có những lúc còn đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan với nhau, bên cạnh đó một số hộ dân đã lợi dụng một số kẽ hở của pháp luật để khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, trong khi đó công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền nhiều lúc còn thiếu sâu sát, chưa kịp thời nên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án.

3.4.2. Đề xuất phương án giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác công tác

3.4.2.1. Về quản lý đất đai

- Có cách nhìn chính xác và cập nhật kịp thời nguyện vọng của các đối tượng có đất bị thu hồi.

- Cần quan tâm, đầu tư đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, hoàn chỉnh tài liệu, hồ sơ địa chính ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Từ đó sẽ tránh được hiện tượng sai phạm trong sử dụng đất và việc xác định nguồn gốc, đối tượng, điều kiện sử dụng đất.

-

thì bước đầu tiên cần đưa ra hệ thống những qui định về công tác này hoàn thiện và phù hợp hơn nữa. Tối thiểu những sơ hở để các thành phần xấu có thể lợi dụng nhằm trục lợi gây thiệt hại về uy tín cũng như lợi ích của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân nhất là những người dân bị thu hồi đất.

Xây dựng hệ thống thông tin đất nhằm quản lý đất đai chặt chẽ hơn. Giúp các nhà quản lý có thể quản lý chặt chẽ quỹ đất, người dân được nắm bắt đầy đủ công khai thông tin về đất đai và quyền loại hợp pháp của mình với đất đai.

Quản lý, điều chỉnh thị trường bất động sản ngăn, nhất là giá đất tạo điều kiện cho các dự án có thể định giá đất dễ dàng hơn.

Định giá đất, tài sản...đưa ra khung giá đất hàng năm hợp lý cũng là một cách để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng.

3.4.2.2. Về chính sách bồi thường

- Đưa ra một mức giá sàn sát với giá chuyển nhượng thực tế làm giá chuẩn cho công tác bồi thường theo từng thời điểm, từng thửa đất đảm bảo công bằng cho các đối tượng bị thu hồi đất.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phải đi trước một bước, phải chuẩn bị một cách kỹ càng, có cái nhìn tổng thể và quan tâm tới lợi ích của người bị thu hồi đất.

- Tuyên truyền thông báo cho các chủ sử dụng đất biết trước việc thu hồi đất và phương án bồi thường để người dân có thể chủ động trong việc bàn giao mặt bằng.

- Nên hoàn thiện khu tái định cư trước khi thu hồi đất để người dân sớm ổn định đời sống và sản xuất tại nơi ở mới.

- Nên có chính sách hỗ trợ đời sống, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tạo cơ hội cho người dân bị ảnh hưởng sau khi thu hồi đất một cách thoả đáng đồng thời vẫn đảm bảo được việc làm cho nông dân, phải hình thành và quản lý quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển các mô hình đào tạo, liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề...

Theo chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi

được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Trong thực tế do quỹ đất nông nghiệp tại phần lớn các địa phương rất hạn hẹp, nên không thực hiện được việc bồi thường bằng đất mà chỉ thực hiện bồi thường bằng tiền theo giá đất có cùng mục đích sử dụng. Với mức giá trị được bồi thường đất nông nghiệp là rất thấp, không đủ làm vốn để hộ gia đình sản xuất nông nghiệp chuyển đổi sang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề khác; mặt khác, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực hiện chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp, đất ở,… thì giá trị quyền sử dụng đất tính theo mục đích sử dụng mới đã tăng lên nhiều lần, nhưng các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi cũng không được hưởng gì thêm. Nên số lớn các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất không đủ khả năng và điều kiện chuyển đổi nghề để ổn định đời sống, sản xuất kiến nghị trong chính sách bồi thường khi thu hồi đất có cơ chế hỗ trợ thêm đối với đất nông nghiệp bị thu hồi. Để bảo đảm cho người dân đủ điều kiện nhận chuyển nhượng lại đất tiếp tục sản xuất hoặc có vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh duy trì cuộc sống ổn định.

3.4.2.3. Về tái định cư

Hiện chính sách quy định đối tượng được bố trí tái định cư là những hộ gia đình khi bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở; tuy nhiên còn chưa quy định rõ cụ thể hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở xác định căn cứ theo cơ sở nào, tiêu chí nào thì được bố trí tái định cư; nên trong thực tế áp dụng chính sách còn chung chung. Quy định việc đầu tư xây dựng các khu, điểm để phục vụ tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện; nhưng chưa quy định rõ nguồn vốn, kinh phí được bố trí hoặc sử dụng để đầu tư xây dựng các khu, điểm tái định cư và hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ sản xuất tại các khu tái định cư. Nên trong thực tế triển khai áp dụng chính sách thiếu căn cứ cơ sở để thực hiện, gặp vướng mắc trong việc quyết định sử dụng nguồn vốn để đầu tư xây dựng các khu, điểm tái định cư phục vụ các dự án bị thu hồi đất trên địa bàn, dẫn đến các địa phương thực hiện còn khác nhau và ngay giữa các dự án trong cùng một địa phương

cũng có sự thực hiện khác nhau, gây ra sự thiếu và chậm trễ trong việc tạo lập nhà, đất tái định cư, dẫn đến kéo dài tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng đất nhà đối với đất thu hồi để thực hiện các dự án.

Ngoài ra nên chú trọng tới công tác giao đất cho các hộ tái định cư. Tránh những trường hợp do thủ tục hành chính còn rườm rà dẫn đến công tác giao đất cho các hộ tái định cư còn gặp nhiều khó khăn.

3.4.2.4 Giải pháp về việc làm

8,87%). Qua điều tra 85 hộ gia đình của dự án nghiên cứu cho thấy chỉ có 5,8% số lao động không có việc trong độ tuổi từ 18-30, 2,35% số lao động không có việc trong độ tuổi từ 31- 50, và 2,35% không có việc trong độ tuổi từ 50-60. Đây không phải là con số lớn chủ yếu rơi vào các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ sau khi bị thu hồi hết đất ở và đất nông nghiệp. Tuy nhiên các đối tượng đều được nhận khoản hỗ trợ việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp. Còn lại là công việc không ổn định chiếm 29,5% và công việc ổn định chiếm 60%. Dự án cũng không tạo thêm việc làm cho các lao động trong khu vực dự án. Vấn đề là ở chỗ người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, chưa quen được với công việc mới.

- Về chính sách hỗ trợ: Đối với dự án thì tuyển lao động tại chỗ ưu tiên những hộ bị thu hồi đất bằng cách thực hiện dự án đào tạo nghề cho người lao động và nên thực hiện đào tạo nghề trước khi dự án hoàn thành.

KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại dự án khu tái định cư xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 89 - 93)