Thực trạng về công tác giải quyết RRTD

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 44 - 45)

Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ

2.2.5 Thực trạng về công tác giải quyết RRTD

có không ít ngân hàng thương mại cổ phần bị rút giấy phép hoạt động hoặc phải sáp nhập với đơn vị khác vì không chịu nổi tổn thất từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì lẽ đó mà công tác giải quyết RRTD cũng là một công tác không kém phần quan trọng.

Nhận thức rõ điều đó thì NASB Hà Nội cũng đã chú tâm vào công tác giải quyết RRTD .Hướng giải quyết hiện nay của NASB Hà Nội vẫn là thiết lập các quỹ dự phòng RRTD để có thể đối phó kịp thời với tình huống rủi ro xảy ra, nhưng quỹ dự phòng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều quan trọng hiện nay là chúng ta cần thực hiện tốt việc quản lý rủi ro tín dụng ngay từ đầu quá trình tín dụng , thiết lập quỹ dự phòng RRTD đủ lớn và phù hợp với quy mô cho vay của Ngân hàng.

NASB Hà Nội thực hiện việc theo dõi và quản lý các khoản vay thông qua hệ thống phần mêm SmartBank. Đây là một phần mềm phổ biến của các Ngân hàng hiện nay trong việc quản lý nợ. Lưu trữ và báo cáo các khoản nợ đến hạn cho các nhân viên tín dụng . Và thông qua hệ thống tin nhắn các nhân viên tín dụng sẽ gửi tin nhắn nhắc nhở đến cho khách hàng. Đây là một công cụ nhắc nợ hết sức hiệu quả và tế nhị,tạo cho khách hàng sự thoải mái khi tiếp cận. Nhờ thế mà các khoản vay được hoàn trả đúng hạn. Đối với những khách hàng nợ quá hạn , các nhân viên thu nợ trực tiếp gọi điện hoặc viết thư gửi theo đường bưu điện nhắc nợ. Trong trường hợp khách hàng vẫn không thanh toán nợ vay, nhân viên tín dụng NASB Hà Nội sẽ phối hợp với cán bộ tín dụng thực thi khoản vay yêu cầu khách hàng thanh toán nợ. Cùng với đó khi khoản vay đến hạn , các cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thu nợ cam kết của hợp đồng tín dụng. Có thể là trích khoản tiền gửi của khách hàng hoặc các tài khoản chuyển tiền khác của khách hàng để thu nợ gốc, lãi, phí .

Ngoài ra cùng với đó NASB Hà Nội còn sử dụng các phương pháp giải quyết linh hoạt khác. Thông qua bản đánh giá về mức độ rủi ro, đưa ra các phương án để lựa chọn phương án tối ưu. Những năm vừa qua cùng với sự năng động sáng tạo của các cán bộ tín dụng, NASB đã thực hiện khá tốt công tác giải quyết RRTD một cách hiệu quả. Chẳng hạn như những khoản nợ khó đòi bắt nguồn từ những điều kiện khách quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh , NASB Hà Nội đã có những biện pháp hỗ trợ khách hàng như điều chỉnh cơ cấu lại các khoản nợ, kỳ hạn nợ và gia hạn nợ, hỗ trọ thêm vốn cho khách hàng khi đánh giá được khả năng phục hồi sản xuất , phát triển trong tương lai.

Sơ đồ 4 : Quy trình xử lý nợ xấu ở NASB Hà Nội Lưu đồ thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w