Thực trạng về công tác nhận biết và đánh giá RRTD

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 38 - 40)

Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ

2.2.2 Thực trạng về công tác nhận biết và đánh giá RRTD

Với NASB Hà Nội việc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xử lý những khoản vay có vấn đề chính là nhận biết vấn đề. Là công tác đầu tiên khi đánh giá một khoản vay. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp sẽ giúp Ngân hàng có thể giảm được tổn thất đến mức thấp nhất. NASB Hà Nội luôn phối hợp cùng ban giám sát tài chính Ngân hàng để kịp thời có những điều chỉnh cần thiết trong công tác nhận biết đánh giá RRTD.

Công tác nhận biết các dấu hiệu về khoản vay có vấn đề ở NASB Hà Nội được thực hiện thông qua ban tín dụng, thông qua việc xử lý thông tin các hồ sơ tín dụng đưa ra các quyết định tín dụng. Những năm vừa qua do chú trọng vào lợi nhuận mà công tác nhận biết đánh giá chưa được đặt ở một vị trí đúng mức làm nảy sinh các khoản nợ xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Và cụ thể là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ những năm vừa qua còn ở mức khá cao so với các ngân hàng TMCP khác cụ thể là năm 2007 là 2.87% năm 2008 là 2.75 % và năm 2009 là 2.24 %. Tuy tỷ lệ còn cao nhưng đã giảm dần qua các năm, chứng tỏ công tác đánh giá các khoản vay của NASB Hà Nội đang dần được hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Việc nhận biết và xác định rủi ro tín dụng đòi hỏi cán bộ vừa phải có trình độ chuyên môn, cùng với tinh thần trách nhiệm và ngoài ra một điều quan trọng là cần có kinh nghiệm và sự thận trọng cần thiết để tập hợp được tất cả các loại rủi ro có thể

xảy ra và có thể phân biệt chúng theo từng tiêu thức khác nhau. Đó là năng lực nhận biết và xác định rủi ro của cán bộ tín dụng và là một điều kiện tiên quyết trong quy trình quản lý rủi ro của Ngân hàng.

Để đáp ứng được yêu cầu cao của công việc thì NASB chú ý đến ngay từ khâu tuyển dụng nhân viên vào ban tin dụng. Các nhân viên được tuyển chọn đều là những người có trình độ đại học trở lên và được đào tạo ở các trường đại học uy tín. Đảm bảo khả năng nhận thức và nắm bắt công việc thực tế của Ngân hàng. Các cán bộ tín dụng cấp cao giữ vai trò kiểm soát đều là những người có trình độ chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm.

Thời gian qua mối quan tâm hàng đầu của NASB vẫn là danh mục cho vay được có tài sản đảm bảo, các khoản vay có thế chấp. Mặc dù xem các khoản bảo đảm như là sự bảo hiểm cho hoạt động cho vay, nhưng phải biết rằng các khoản thế chấp bị ảnh hưởng rất lớn bới các biến động kinh tế. Nó không đóng vai trò tất cả trong việc ra quyết định cho vay. Một khoản tín dụng có thế chấp giúp ngân hàng quyết định tiếp tục cho vay vì có khả năng thu hồi nợ trong chừng mực nào đó nhưng không có nghĩa là hoàn toàn được bảo đảm. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả.

Các cán bộ tín dụng thực hiện các khoản vay sẽ chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong quy trình tín dụng . Từ tiếp nhận hồ sơ cho đến giải ngân và kết thúc khoản vay. Do đó mà các cán bộ tín dụng cần thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng, có những kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng để có thể nhận biết và xác định được các rủi ro có thể có.

Hiện tại, các cán bộ tín dụng tại NASB Hà Nội vẫn tiến hành thu thập thông tin về khách hàng chủ yếu thông qua công tác phỏng vấn khách hàng, tiến hành phân tích định kỳ tình hình tài chính kinh doanh của khách hàng qua các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và điều tra, ngoài ra thì các nhân viên tín dụng còn sử dụng thông tin cơ bản từ các ngân hàng đã có quan hệ với khách hàng, các khách hàng khác có liên quan đến khách hàng hay thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.

Để nhận dạng được rủi ro tín dụng, các cán bộ tín dụng tại NASB Hà Nội thường đánh giá khoản vay thông qua các dấu hiệu tài chính sau của khách hàng : Khả năng thanh khoản ,khả năng sinh lời ROA, ROE , hiệu quả quản lý vốn và bên cạnh đó thì các cán bộ tín dụng còn thu thập các thông tin liên quan đến các dấu hiệu

phi tài chính như : số năm hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp, số năm có quan hệ và giao dịch với ngân hàng…

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w