Thực trạng về công tác kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế RRTD

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 41 - 44)

Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ

2.2.4 Thực trạng về công tác kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế RRTD

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong hoạt động tín dụng thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Vậy việc chúng ta cần làm ở đây là phải đối mặt với rủi ro, tìm ra các phương pháp để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra và đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận.Công tác kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế RRTD là công tác được các NASB Hà Nội cũng như NASB hết sức quan tâm.

Để giảm thiểu rủi ro, việc đầu tiên có thể nghĩ đến đó là phân tán rủi ro có thể có. Khi xây dựng kế hoạch và phát triển các chiến lược kinh doanh Ngân hàng cần xem xét đến các yếu tố và mức độ rủi ro của các thị trường, tạo ra các phân khúc khách hàng và từ đó đưa ra các loại sản phẩm, dịch vụ tín dụng và xem xét khả năng cung cấp tín dụng cũng như đầu tư. Vì các món vay với thời hạn và tính chất và quy mô khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau nên việc đa dạng hóa danh mục cho vay là việc làm cần thiết của tất cả các Ngân hàng . Đa dạng hóa danh mục đầu tư là giải pháp để phân tán rủi ro hữu hiệu nhất trong quản trị rủi ro tín dụng.

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư trong quản lý rủi ro tín dụng ,NASB Hà Nội ngày càng mở rông các hình thức cho vay : cho vay theo hạn mức, cho vay theo nhóm , cho vay dồng tài trợ, cho vay trả góp, ủy thác, cho vay theo dự án …từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro theo các danh mục này. Và từ đó cũng góp phần đa dạng hóa danh mục khách hàng của mình.

Ngoài ra thì NASB còn đa dạng hóa trong các sản phẩm tín dụng như các gói dịch vu đối với dân cư : cho vay mua nhà ở, mua ô tô, mua sắm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt…Gói sản phẩm cho doanh nghiệp : cho vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp , cho vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư cải tiến đổi mới thiết bị…

NASB cho vay không tập trung cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực kinh tế nào mà là đa ngành đa lĩnh vực, đa thành phần kinh tế.

Song hành với đó, để góp phần đảm bảo an toàn cho các khoản vay thì ngay trong quy chế cho vay của NASB Hà Nội yêu cầu tất cả các khách hàng vay vốn ở NASB Hà Nội cần phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay và phải mua bảo hiểm cho các khoản tài sản đảm bảo trước khi các khoản vay được giải ngân. Đó là các tài sản có chọn lọc và mang tính thanh khoản cao. Ví dụ như : trái phiếu kho bạc. giá trị quyền sử dụng đất, máy móc, nguyên vật liệu và trang thiết bị, ngoài ra là các giấy tờ có giá và các tài sản theo quy định của NASB theo từng thời điểm. Để được giải ngân thì khách hàng cần mua bảo hiểm cho các tài sản đảm bảo tại công ty bảo hiểm lớn, có uy tín với thời hạn bảo hiểm liên tục và có giá trị trong suốt thời gian vay vốn , mức bảo hiểm tối thiểu bằng dư nợ của khoản vay , và quyền hưởng thụ bảo hiểm sẽ thuộc về Ngân hàng.

Để phòng ngừa và kiểm soát được RRTD thì NASB Hà Nội cũng chú trọng về công tác tổ chức quản lý RRTD. Trong thời gian gần đây ,tổ chức bộ máy quản lý tín dụng và quy trình cấp tín dụng của NASB đã có một sự thay đổi cơ bản. Công tác quản lý tín dụng ở NASB Hà Nội tập trung vào Ban tín dụng, đây là nơi đưa ra các quyết định tín dụng hoặc những kiến nghị để đưa lên cấp trên. Giám đốc chi nhánh Hà Nội chịu tránh nhiệm xem xét nội dung thẩm định do Phòng tín dụng trình lên để phê duyệt các khoản vay trong phạm vi được ủy quyền ,ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng tín dụng , quyết định các biện pháp xử lý nợ các biện pháp xử lý đối với khách hàng. Những thay đổi cơ bản trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng đang được NASB áp dụng là:

- Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư …

- NASB Hà Nội đang chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Phòng quản trị rủi ro trực thuộc Hội sở chính , các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

- Bộ phận tín dụng nay được phân tách thành các bộ phận chuyên môn khác nhau phụ trách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Và theo

đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng (cho vay, tài trợ thương mại…). Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch (được hiểu theo nghĩa xem xét từng lần vay cụ thể), tùy theo mức độ phức tạp và/hoặc giới hạn tín dụng được xác định, có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng (đối với những doanh nghiệp có dư nợ lớn, tính phức tạp của các khoản vay cao).

Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi mô hình quản lý rủi ro này với NASB cũng là một quá trình cách khó khăn và vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Khó kkhăn lớn nhất xuất phát từ yếu tố con người bởi sự thay đổi mô hình tổ chức đã trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của một số cá nhân , ảnh hưởng đến quyền lực họ từng có được.Vì giờ đây, một quyết định tín dụng cần có sự đồng thuận của các lãnh đạo các bộ phận chức năng có vai trò độc lập trong quá trình tác nghiệp. Không quá phụ thuộc vào một cá nhân riêng lẻ. Đây là một lực cản không nhỏ trong quá trình triển khai mô hình này trên thực tế.

Và môi trường thông tin hiện nay cũng chính là một khó khăn không nhỏ của NASB Hà Nội. Sự thiếu thốn thông tin, các thông tin có tính minh bạch , chính xác và rõ ràng không cao,thiếu sự tin cậy ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng. Đó chính là sự hạn chế của các cơ quan cung cấp thông tin tại Việt Nam. Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ,đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…, đã góp một phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an toàn, hiệu quả nhưng những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời. Việc các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ chưa bắt buộc phải thông qua kiểm toán đã gây ra nhiều hiện tượng thông tin sai lệch, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến quyết định của các Ngân hàng.Việc tìm kiếm thông tin vẫn cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam.Mà trong khi đó thì quy trình cấp tín dụng mới lại yêu cầu tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, do đó, cán bộ thẩm định không tiếp xúc khách hàng (để đảm bảo tính khách quan) nên phải có đầy đủ các thông tin để có thể đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý. Đây là một khó khăn không dễ giải quyết của NASB Hà Nội hiện nay.

chức năng độc lập nhưng lại chưa đảm bảo mối dây liên kết chặt chẽ, đôi khi còn xuất hiện tỵ hiềm, cản trở nhau trong tác nghiệp. Trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào hoạt động tín dụng chưa thật rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý trong điều kiện tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn đang tồn tại khá phổ biến, đã dẫn đến sự e ngại trong các quyết định cấp tín dụng và làm ảnh hưởng hoạt động của Ngân hàng Sự hỗ trợ của hệ thống thông tin tín dụng cũng như khả năng tiếp cận khách hàng và cung cấp thông tin cần thiết của bộ phận quan hệ khách hàng chưa đáp ứng được các yêu cầu chính xác và giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng, do đó, những lo ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các quyết định rủi ro gia tăng.

Về công tác kiểm tra và giám sát tín dụng : Để đảm bảo công tác kiểm tra và giám sát tín dụng được hiệu quả, NASB Hà Nội tiến hành xem xét định kỳ khoản vay thông qua việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Việc xem xét định kỳ khoản vay này giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình khách hàng , đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và từ đó ngăn chặn xử lý kịp thời rủi ro tín dụng . Giám đốc là người phân công các cán bộ tín dụng thực hiện việc xem xét định kỳ khoản vay , đồng thời ủy quyền cho các chuyên viên tín dụng cao cấp trực tiếp kiểm tra hiện trường, giám sát các cán bộ tín dụng thực hiện việc xem xét định kỳ đúng quy định.

Biện pháp được NASB đưa ra sau công tác đánh giá định kỳ khách hàng đó là : Với những khách hàng đủ tiêu chuẩn : nếu điểm tín dụng được xếp loại B trở lên thì xem xét và đánh giá 1 năm 1 lần. Nếu điểm tín dụng xếp loại C trở xuống thì xem xét và đánh giá 6 tháng 1 lần. Với những khách hàng có nợ cần chú ý và nợ xấu : phân tích và đánh giá lại ngay khi có biểu hiện quá hạn.

Ngoài ra NASB còn chú ý kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện dự án của khách hàng, thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Xem xét và đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng, đảm bảo công tác trả nợ vay không bị phi phạm kế hoạch thanh toán, định kỳ kiểm tra chất lượng và tình trạng các tài sản đảm bảo tiền vay.

Sau khi xem xét và đánh giá các khoản vay , NASB Hà Nội yêu cầu các cán bộ tín dụng của mình phải có ý kiến ngay với khách hàng vay về các vấn đề, dấu hiệu bất thường của họ. Từ đó thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ đúng thời hạn cam kết.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w