Tổ thành tầng cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 40 - 42)

Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây cao của các lâm phần trong tương lai, nó là chỉ tiêu phản ánh mức độ phù hợp của lâm phần với mục đích kinh doanh. Qua công thức tổ thành cây tái sinh, người ta có thể điều chỉnh tổ thành sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh, đồng thời xác lập các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để hoàn thành tái sinh rừng trước khi chúng tham gia tạo lập hệ sinh thái rừng.

Đề tài đã lập 30 OTC đại diện điển hình tại vị trí >1000 m và <1000 m sau đó sử dụng phần mềm Excel để xử lý và kết quả thu được như sau:

Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh ở vị trí

TT

Độ cao nơi loài thiết sam phân bố

>1000m <1000m

Ghi chú

Loài cây HSTT Loài cây HSTT

1 TSGLN 3,4 Cẩm Chỉ 4,29

2 Mã sưa lá nhỏ 1,59 TSGLN 1,13

3 Loài khác (24 loài) 5,9 Hồi Núi 0,96

4 Kháo Vàng 0,56

5 Loài khác (15 loài) 2,5

Tổng 27 10 20 10

Qua bảng trên ta thấy ở vị trí >1000 m có 2 loài cây tham gia vào công thức tổ thành trong đó có 3 loài chính là các loài: Thiết sam giả lá ngắn, Mã

sưa lá nhỏ, và các loài khác có hệ số tổ thành dưới 5% không được tham gia và công thức tổ thành như: Cây Thích, cây Sến mật, Ngũ gia bì…

Công thức tổ thành tái sinh như sau:

3,04Tsgln + 1,059Msln + 5,9Lk

(Chú thích: Tsgln: Thiết sam giả lá ngắn; Msln: Mã sưa lá nhỏ; Lk:

Loài khác).

Thành phần loài cây tái sinh trên khá đa dạng, trên vị trí nghiên cứu gồm 27 loài. Bên cạnh loài Thiết sam giả lá ngắn có giá trị cao còn có các loài như: Mã sưa lá nhỏ, Sồi dẻ, Mạy táp…đây là các loài cần được bảo vệ vì ngoài giá trị kinh tế còn có chức năng che phủ rừng và phòng hộ rất tốt.

Trong thành phần tổ thành tái sinh cây Thiết sam giả lá ngắn đang chiếm với ưu thế lớn, và là cây có giá trị kinh tế cao nhất, cần có các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ tránh các tác động xấu ảnh hưởng đến lâm phần rừng, tạo điều kiện cho loài phát triển tốt nhất.

Qua bảng trên ta thấy ở vị trí < 1000 m có 4 loài cây tham gia vào công thức tổ thành là các loài: Cẩm chỉ, Thiết sam giả lá ngắn, Hồi núi, Kháo vàng, và các loài khác không được tham gia vào công thức tổ thành như: Sến mật, Kháo xanh, Cà lồ, Cứt sắt…

Công thức tổ thành tái sinh như sau:

4,294Cc + 1,138Tsgln + 0,964Hn + 0,569Kv + 2,504Lk

(Chú thích: Cc: Cẩm chỉ; Tsgln: Thiết sam giả lá ngắn; Hn: Hồi núi; Lk:

Loài khác).

Qua bảng 4.4 ta thấy: thành phần tổ thành cây tái sinh khá đa dạng với sự tham gia của 27 loài, những loài cây có giá trị kinh tế có mặt trong công thức tổ thành là Cẩm chỉ, Thiết sam giả lá ngắn, đây là các loài cần được bảo vệ vì ngoài giá trị kinh tế cao còn có chức năng che phủ, phòng hộ rất tốt.

Trong các loài cây tái sinh có hệ số tổ thành cao, do phần lớn là các loài cây ưa sáng mọc nhanh như: Kháo vàng, Kháo xanh, Cây Côm tầng, Hồi núi, …đối với những loài cây này nếu phân bố cụm, cần có những biện pháp tác động bằng cách giảm bớt mật độ, tạo điều kiện cho những loài có giá trị hơn sinh trưởng và phát triển.

Khi xem xét tổ thành tái sinh loài Cẩm chỉ và Thiết sam giả lá ngắn đang chiếm tỷ lệ rất cao, đây là 2 loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cần tạo tiền đề tốt để bảo tồn và phát triển tại khu vực nghiên cứu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 40 - 42)