- Giấy bút, bảng hỏi, GPS, sơn, dây nylon, thước đo…và liên hệ với chính quyền ở địa điểm thực tập.
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Tuyến điều tra được lập từ chân lên đến đỉnh, trên tuyến điều tra đánh dấu tọa độ các loài cây quý hiếm. Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng 04 (phụ lục 02).
b. Lập ô tiêu chuân (OTC)
Lập OTC điển hình để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng có Thiết sam giả lá ngắn tái sinh phân bố:
- Diện tích: 500m2 (25m x 20m), hình dạng OTC phụ thuộc vào địa hình. - Các OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột mốc gồm 4 cột đặt ở 4 góc của ô. Phần trên mặt đất 0,5 m ghi rõ số hiệu OTC và hướng xác định các góc còn lại.
(1) Điều tra tầng cây cao : Trong OTC đo đếm toàn bộ những cây có (D-
1.3) ≥ 6cm. Với mỗi cây tầng cao điều tra những chỉ tiêu sau :
- Xác định tên loài cây (được xác định theo tên Việt Nam – tên khoa học), đo đường kính (D1.3), chiều cao (Hvn), đường kính tán (Dt).
- Đường kính ngang ngực (D1.3) : Được đo bằng thước kẹp kính cách mặt đất 1,3 m theo hai hướng (Đông tây – Nam bắc) của tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên trong ô tiêu chuẩn, độ chính xác là 0,1 cm.
- Chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) : Được đo bằng thước cao Blumless của tất cả các ô tiêu chuẩn, độ chính xác đến 0,1 m . Chiều cao vút ngọn được tính từ mặt đất tới đỉnh sinh trưởng của cây, chiều cao dưới cành được đo từ mặt đất đến cành đầu tiên tham gia vào tán cây.
- Đường kính tán (DT) : Đo đường kính tán của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn bằng cách đo gián tiếp thông qua hình chiếu tán của cây trên mặt đất theo hai hướng (Đông bắc – Tây nam), độ chính xác 0,1m.
- Để tránh bỏ qua hay đo lại, trong quá trình điều tra, tôi tiến hành đánh số thứ tự của các cây trong ô tiêu chuẩn. Tất cả số liệu được ghi vào biểu mẫu biểu 01.
(2) Điều tra cây tái sinh: Trong ô tiêu chuẩn, lập 5 ô dạng bản có diện tích 25m2 (5x5m) theo đường chéo ô tiêu chuẩn, để điều tra các chỉ tiêu sau :
- Tên loài cây, chiều cao vút ngọn, tình trạng sinh trưởng, nguồn gốc tái sinh. - Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước sào, lấy đến 0,1 m.
- Xác định phẩm chất cây tái sinh với từng cá thể và phân thành 3 cấp chất lượng là tốt, trung bình, xấu.
+ Cây tốt : Là những cây có tán lá phát triển đều đặn, tròn, xanh biếc, thân tròn thẳng, không bị khuyết tật, không bị sâu bệnh.
+ Cây trung bình : Là những cây có thân thẳng, tán lá không khuyết tật, không bị sâu bệnh.
+ Cây xấu : Là những cây có tán là lệch, lá tập trung ở ngọn, sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.
- Xác định nguồn gốc cây tái sinh : được xác định theo tái sinh hạt hoặc tái sinh chồi.
Kết quả được ghi vào biểu mẫu biểu 02.
(3) Điều tra độ tàn che tầng cây bụi, thảm tươi: tại mỗi ô dạng bản xác định độ che phủ của cây bụi, thảm tươi. Đề tài sử dụng cách xác định độ nhiều theo Drude và Thái Văn Trừng.
Cây bụi: Tên loài cây, số lượng, Hvn được đo bằng thước mét, độ che phủ bình quân chung các loài được tính theo tỷ lệ phần trăm bằng phương pháp ước lượng. Thảm tươi là lớp cây cỏ phủ trên bề mặt đất rừng.
* Xác định độ tàn che:
Dùng gương cầu để đo độ tàn che. Ta lần lượt đo ở 5 vị trí khác nhau trong ÔTC. Sau đó cộng vào và chia trung bình ta biết được độ tàn che của rừng.
Chỉ tiêu điều tra : Tên loài cây, chiều cao trung bình, độ che phủ của loài, độ che phủ chung được xác định bằng phương pháp ước lượng.
* Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên
- Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên : Các yếu tố địa hình (chân, sườn, đỉnh) được xác định thông qua việc lập ô dạng bản.
+ Xác định hướng phơi (Đ, T, N, B) bằng địa bàn cầm tay.
+ Đo cấp độ dốc (3 cấp độ dốc Cấp I : 10 – 15 0 ; Cấp II : 15 – 200 ; Cấp III >200) trong các OTC sơ cấp bằng địa bàn cầm tay.
- Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh: Cách xác định độ tàn che dựa vào quan trắc.
- Ảnh hưởng của đất đến tái sinh
Do loài sam giả lá ngắn phân bố trên các đỉnh núi đá vôi nên ta không để tiến hành đào phẫu diện đất được. Chính vì vậy, đề tài đã thu gom lớp đất mặt trong từng ô tiêu chuẩn nơi loài thiết sam phân bố để mô tả.
+ Tái sinh rừng là kết quả ảnh hưởng của tầng cây cao và nhân tố sinh thái dưới tán rừng. Bản thân nhân tố sinh thái dưới tán rừng luôn luôn biến động và chịu ảnh hưởng của tầng cây cao ( độ tàn che). Vì vậy nghiên cứu tái sinh cần phân tích đặc điểm của lớp cây tái sinh theo độ tàn che và một số nhân tố sinh thái tại các độ tàn che đó.