Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi cây Thiết sam giả lá ngắn phân bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 37 - 38)

ngắn phân bố tại vị trí > 1000 m

Kết quả nghiên cứu tại 15 OTC đại diện điển hình tại vị trí >1000 m được xử lý bằng phần mềm Excel thu được kết quả như sau:

Bảng 4.1: Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi cây Thiết sam giả lá ngắn phân bố ở vị trí > 1000 m TT Loài cây N (c/ha)D1.3 (cm)Hv n (m) Ni (%) Gi (%) RFi (%) IVIi (%) 1

Thiết sam giả

lá ngắn 532 13,69 7,30 54,63 60,98 19,48 45,03 2 Côm tầng 107 14,43 8,29 9,27 12,68 11,69 11,21 4 Kháo vàng 92 10,64 7,68 7,80 5,17 12,99 8,65 3 Sồi phảng 76 11,14 7,40 7,80 5,71 11,69 8,40 5 Sến mật 67 10,07 7,38 5,85 3,33 11,69 6,96 6 Loài khác (10 loài) 122 14,63 12,14 32,47 19,75 7 Tổng 996 100 100 100 100

Qua bảng 4.1 thấy ở vị trí >1000 m số loài cây tham gia vào công thức tổ thành rất ít chỉ có 5 loài cây chính là: Thiết sam giả lá ngắn, Côm tầng, Kháo vàng, Sồi phảng, Sến mật. Mật độ loài cây tham gia vào công thức tổ thành cũng không nhiều, đa số là loài Thiết sam giả lá ngắn và cây Côm tầng.

Công thức tổ thành như sau:

45,03Tsgln + 11,21Ct + 8,65Kv + 8,4Sp + 6,96Sm + 19,75Lk

(Chú thích: Tsgln: Thiết sam giả lá ngắn; Sm: Sến mật; Ct: Côm tầng;

Sp: sồi phảng; Kv : Kháo vàng; Lk : Loài khác).

Thành phần là các loài cây chủ yếu là các loài cây gỗ với mật độ tương đối lớn 996 cây/ha. Trong đó gỗ Thiết sam giả lá ngắn chiếm mật độ cao nhất 532 cây/ha độ phong phú là 54,63% và độ ưu thế tương đối chiếm 60,98%. Tiếp đến là Côm tầng 107 cây/ha, phong phú chiếm 9,27%, độ ưu thế tương đối là 12,68%. Còn cây Sến mật, mật độ chỉ chiếm 67 cây/ha, độ phong phú 5,85%. Những loài cây thích nghi chiếm tỉ lệ lớn trong tổ thành, còn những loài ít thích nghi thì chiếm tỉ lệ thấp và dần dần sẽ có sự đào thải để nhường chỗ cho các loài khác thích nghi hơn.

Với số lượng loài tương đối cao (15 loài). Trong đó có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây chiếm tỷ lệ cao là cây Thiết sam giả lá ngắn, Côm tầng , Kháo vàng, Sến mật , Sồi phảng…

Như vậy từ công thức tổ thành trên cho thấy, các loài cây tham gia vào công thức tổ thành ở các ô tiêu chuẩn đều là cây gỗ nhỡ đến lớn, tán rộng, ưa sáng hoặc không ưa sáng ở giai đoạn đầu, thường xanh, do đó có thể kết luận rừng vẫn trong giai đoạn phục hồi nhưng ngoài loài cây Thiết sam giả lá ngắn có giá trị cao thì các cây còn lại tham gia tổ thành là những cây kém giá trị kinh tế.

Thiết sam giả lá ngắn là một loài có giá trị, tuy thời gian qua bị khai thác mạnh nhưng loài Thiết sam giả lá ngắn vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong hệ số tổ thành tầng cây cao, chứng tỏ tiềm năng lớn, sự thích nghi của loài với điều kiện lập địa ở khu vực nghiên cứu là rất tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w