1. 3.5.1 Đối với cá nhân cư trú
3.3 Giải pháp
3.3.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức ngành thuế
Khi luật thuế TNCN ra đời, diện chịu thuế cũng như đối tượng nộp thuế sẽ được mở
rộng trong khi đó bộ máy thuế hiện nay chủ yếu quản lý thuế các doanh nghiệp và các đối tượng khác đã quá nhiều. Chính vì vậy cần phải xúc tiến việc hoàn thiện bộ máy tổ chức
ngành thuế nhằm đáp ứng việc thu đúng, thu đủ nguồn thu NSNN, tạo công bằng cho mọi đối tượng nộp thuế. Một số biện pháp để hoàn thiện bộ máy tổ chức ngành thuế đó là:
Đẩy mạnh công tác nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và thu thuế: thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, thi kiến thức chuyên môn nhằm nâng
cao tay nghề. Nền kinh tế trong những năm tới đây sẽ phát triển với tốc độ cao theo hướng hội nhập, toàn cầu hóa và chịu sự ảnh hưởng mạnh của sự phát triển
của khoa học - công nghệ của thế giới, đòi hỏi cán bộ ngành thuế cũng phải có sự thay đổi để phù hợp với tiến trình hội nhập của đất nước. Một trong những vấn đề trước mắt là phổ cập, tin học hóa tối đa cho tất cả các cán bộ công nhân viên chức
ngành thuế. Thường xuyên theo dõi, đánh giá năng lực cán bộ ngành thuế nhằm
phát hiện những cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành, phát triển phát
triển đội ngũ công chức ngành thuế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp
tốt, có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu và chuyên nghiệp.
Hiện nay thái độ và phong cách ứng xử của một bộ phận thuế chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan, văn minh, lịch sự, chưa coi đối tượng nộp thuế là khách hàng quan trọng nhất để nâng cao chất lượng phục vụ, chưa trở thành người bạn đồng hành của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế và chưa thực
sự được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin yêu, thậm chí còn có biểu hiện thiếu tin
thần trách nhiệm, vụ lợi, thông đồng với đối tượng nộp thuế hoặc gây phiền hà, sách nhiễu các đối tượng nộp thuế, vừa làm thất thu cho NSNN, vừa gây tốn kém
và bức xúc cho một số đối tượng nộp thuế. Chính vì vậy cần tăng cường hơn nữa
Đề tài nghiên cứu khoa học
có hành vi nhũng nhiễu hay cố tình làm khó cho đối tượng nộp thuế trong quá
trình làm việc.
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan thuế tuy đã được kiện toàn
nhưng thực trạng vẫn còn chồng chéo, chưa thật chuyên sâu, chyên nghiệp. Đã có sự phân cấp, nhiệm vụ rõ ràng cho từng chức danh, vị trí công việc theo mô hình chức năng nhưng các bộ phận vẫn chưa thật sự kết nối, liên kết chặt chẽ với nhau gây khó khăn cho đối tượng nộp thuế. Cơ quan ban ngành cần xem xét hoàn thiện
thêm khâu này nhằm đảm bảo quá trình hành và thu thuế đạt hiệu quả, tạo thuận
lợi hơn cho người nộp thuế.
Áp dụng các mô hình thu thuế hiện đại ở các nước vào Việt Nam
Khi ngành thuế có nhu cầu tuyển dụng nhân viên mới thông báo, thông tin rộng rãi
trên báo chí, phương tiện truyền thông một cách công khai, minh bạch, công bằng
nhằm tạo điều kiện cho tất cả các ứng viên hội đủ điều kiện có thể đăng ký dự
tuyển, tránh hiện tượng gian lận trong thi tuyển. Điều đó góp phần cho việc hoàn thiện bộ máy tổ chức ngành thuế
Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin mạnh hơn vào tất cả các khâu quản lý
thuế; cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác phục vụ yêu cầu quản lý cung
cấp các dịch vụ thuế, đầy đủ, kịp thời nhanh chóng, chấtlượng cao.
3.3.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến người dân
Bằng phương tiện thông tin đại chúng qua truyền hình, truyền thanh, hàng tháng hay hàng quý, các cơ quan chức năng, ngành thuế bố trí một số thời lượng nhất định để
phổ biến, hướng dẫn các đối tượng nộp thuế các sắc thuế nói chung và riêng thuế TNCN,
những hiểu biết cần thiết về thuế, đối tượng nộp thuế, người chịu thuế, căn cứ tính thuế… Ngoài phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan chức năng ngành thuế in ấn
những tài liệu hướng dẫn về các loại thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, luật thuế TNCN mới ra đời, người dân chưa nắm bắt kịp những
thông tin về luật, những trường hợp giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, về những thay đổi trong thuế suất…. Tăng cường tổ chức các bộ phận, dịch vụ hướng dẫn về thuế thông qua các phương tiện hiện có…hướng dẫn việc kê khai, tự tính thuế và tiến tới tự
Đề tài nghiên cứu khoa học
Đối với các tổ chức ủy nhiệm thu cần hướng dẫn cụ thể về các thủ tục kê khai việc
sử dụng các biểu mẩu, ấn chỉ, thuế suất nhằm đảm bảo tốt công tác khấu trừ thuế tại
nguồn, đảm bảo công bằng, minh bạch. Thường xuyên mở hội nghị đối thoại trực tiếp
nhằm giải đáp những vướng mắc các quyđịnh về thuế. Tổ chức các lớp tập huấn pháp
luật miễn phí cho các doanh nghiệp mới thành lập và các lớp tập huấn hướng dẫn chính
sách thuế mới cho các doanh nghiệp.
Để người dân ủng hộ sắc thuế TNCN này, phải làm cho họ thấy được cái hay, cái
tiến bộ, cái lợi ích của họ khi nộp thuế. Thậm chí từ lúc nhỏ đã phải để họ được làm quen với “văn hoá” nộp thuế.
Hơn nữa, cần phải thừa nhận là trình độ dân trí của ta còn thấp, bản thân thuế
TNCN cũng là sắc thuế khá phức tạp. Bởi vậy trước mắt, cần nói sao cho dân hiểu. Dù
được thực hiện bằng công cụ nào thì các nội dung trong Luật cũng phải rất dễ hiểu.
Chẳng hạn như: thay vì nói “áp dụng chiết trừ gia cảnh” thì cần nói “chỉ đánh thuế vào phần thu nhập của người lao động sau khi trừ đi một mức nhất định của thu nhập dành để
nuôi sống người lao động và những người phụ thuộc như cha mẹ, con cái”.
Chẳng hạn, một người phải nuôi một con nhỏ có thu nhập 8 triệu đồng/tháng thì mức thu nhập để dành nuôi sống người lao động và nuôi con theo Luật là 5 triệu + 40% x
5 triệu = 7 triệu đồng. Tức là mỗi tháng người này chỉ phải nộp (8 – 7) x 5% = 50.000
đồng tiền thuế TNCN.
Một ví dụ khác, thay vì nói “đưa lãi tiền gửi vào thu nhập chịu thuế” thì nên nói
“Đánh thuế vào những người có lãi tiền gửi cao trên 5 triệu đồng/tháng. Tức là, nếu một người có thu nhập từ lãi tiền gửi 7 triệu đồng/tháng và không có thu nhập khác, sẽ chỉ
phải nộp (7 – 5) x 10% = 200.000 đồng.
Rõ ràng, có hiểu được các nội dung trong luật mà Nhà nước quy định thì dân chúng mới sẵn lòng móc hầu bao đóng thuế.
Nhận thức của người dân về thuế nói chung và thuế TNCN còn khá mơ hồ mà lý do dẫn đến quan niệm về thuế của đại bộ phận dân chúng hiện nay là do chúng ta chưa quan tâm đưa nội dung giáo dục pháp luật về thuế vào trong chương trình giáo dục phổ
thông.
Mặt khác, khi tuyên bố về mục tiêu của sắc thuế này, không nên nói là “Chuyển từ điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao sang điều tiết thu nhập của đại bộ phận dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
cư” mà nên nói “Đảm bảo điều tiết công bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư, theo hướng những người có thu nhập thấp thì không thu thuế, những người có thu nhập càng cao càng phải nộp thuế nhiều hơn nhưng tỷ lệ thu không quá cao”. Với mức sống chưa
cao, khi mục tiêu áp dụng được diễn đạt như trên, chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của
nhân dân.
Khi được giải thích, tuyên truyền đầy đủ, cụ thể bằng các con số, cặn kẻ về nội dung đạo lý và lợi ích của thuế TNCN chắc chắn mọi người sẽ đồng tình ủng hộ và nghiêm túc thực hiện.
3.3.3. Tạo thuận lợi cho người nộp thuế
Luật thuế TNCN vừa mới ban hành, rất còn mới mẻ đối với đối tượng nộp thuế,
nhiều điều luật người dân vẫn chưa nắm được. Do đó, các cơ quan ban ngành cần phải
tạo mọi điều kiện thuận lợi, tốt nhất cho tất cả các đối tượng nộp thuế. Trước hết cần xúc
tiến tiến hành ban hành các văn bản hướng dẫn các điều luật, giải đáp thắc mắc cho đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó, do yêu cầu thời gian, công việc của mọi người dân, mọi đối tượng nộp thuế là khác nhau nên khi áp dụng thuế TNCN trên diện rộng sẽ gây khó khăn cho người nộp thuế, cần phải phối hợp với chính quyền địa phương để họ có thể vừa làm, vừa nộp thuế kip thời, đúng, đủ. Song song đó, cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức,
cá nhân mở các dịch vụ, đại lý thuế, công ty tư vấn thuế … để hỗ trợ phần nào cho cơ
quan ngành thuế cũng như các đối tượng nộp thuế trong việc quản lý thuế và thu thuế. Thêm vào đó công khai thông tin và minh bạch trong giải quyết. Lúc đó, cả người
nộp thuế và cán bộ thừa hành sẽ giám sát lẫn nhau để không bên nào làm sai quy trình
được xây dựng. Tính công khai đã giúp các cơ quan thuế liên tục hoàn chỉnh quy trình cho phù hợp với thực tế không ngừng phát triển và đổi thay.
Xây dựng phần mềm cho phép người nộp thuế kê khai thuế qua mạng để tiết giảm
chi phí tuân thủ luật. Để tạo thuận lợi tốt nhất cho người nộp thuế thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình không thể tách rời những thành tựu đạt được về mặt công nghệ thông tin. Tuy nhiên, để nâng cao và giữ vững chất lượng các dịch vụ thì tại từng cơ quan thuế,
từng mảng công việc vấn đề áp dụng ISO là rất cần thiết đối với các lĩnh vực có tần suất
Đề tài nghiên cứu khoa học
3.3.4. Hạn chế sử dụng tiền mặt, khuyến khích thanh toán qua hệ thống ngân hàng
Hiện nay, trên cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng việc sử dụng thanh toán
bằng tiền mặt, mua bán trao tay còn rất phổ biến. Tiền mặt là loại phương tiện thanh toán
khó kiểm soát nhất; đặc biệt trong điều kiện cụ thể hiện nay của Việt Nam, một trong
những nước có nền kinh tế tiền mặt lớn nhất thế giới. Khi tiền mặt được sử dụng trong
các giao dịch thanh toán, chi trả càng lớn, thì việc kiểm soát tính chất đúng đắn của các
khoản chi rất khó thực hiện, nhất là các khoản chi được thực hiện bằng các nguồn kinh
phí thuộc ngân sách Nhà nước.
Điều đó cũng gây khó khăn rất lớn trong việc quản lý nguồn thu NSNN khi luật
thuế TNCN ra đời. Trước luật thuế TNCN, nước ta áp dụng pháp lệnh thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (vốn chỉ khoanh vùng trong một số đối tượng chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một số ngành nghề có thu nhập cao như hàng không, dầu khí, ca sĩ “hạng sao” cũng gặp không ít khó khăn do không
kiểm soát được thu nhập của họ. Chẳng hạn như, một bác sĩ của bệnh viện C. có thu nhập
kê khai hằng tháng là 300 triệu đồng. Mỗi ngày, ngoài công việc chính ở bệnh viện C.,
bác sĩ này nhận thêm các ca mổ ở bệnh viện V., bệnh viện H. vào chiều và tối. Các bệnh
viện mà bác sĩ làm việc ngoài giờ không thực hiện khấu trừ tại nguồn (vì sợ mất quan
hệ). Tổng thu nhập tính đúng của bác sĩ này hằng tháng khoảng 1 tỉ đồng. Theo mức này, số thuế phải nộp khoảng 400 triệu đồng; nhưng do ngành thuế chỉ nắm được thu nhập của
bác sĩ này tại bệnh viện C. là 300 triệu đồng, nên chỉ thu được số thuế là khoảng 75 triệu đồng (40%). Một ví dụ khác đối với nhóm đối tượng nộp thuế là nghệ sĩ. Năm 2005 (nộp
cho năm 2004), tổng thuế thu nhập phải đóng của 144 nghệ sĩ tại TPHCM là 1,2 tỉ đồng,
thì năm 2006 (nộp cho năm 2005), con số này giảm còn 888,6 triệu đồng; tổng thu nhập
khai báo cũng giảm từ hơn 15 tỉ đồng (năm 2004) xuống còn 13,1 tỉ đồng (năm 2005).
Trong khi đó, số nghệ sĩ thuộc diện chịu thuế ngày càng nhiều hơn, tổng thu nhập lẽ ra
phải cao hơn. Từ những ví dụ điển hình trên ta có thể nhận thấy được việc thu thuế thu
nhập đối với một số đối tượng là do tự cá nhân đối tượng nộp thuế kê khai, cơ quan thuế
biết nhưng cũng đành chịu vì không thể kiểm tra từng trường hợp riêng lẻ. Do chính sách
khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước, hàng năm sẽ có
thêm hàng chục vạn doanh nghiệp và hộ kinh doanh ra đời. Tính đến năm 2004 đã có trên 170.000 doanh nghiệp (trong đó có trên 150.000 doanh nghiệp thành lập theo Luật Công
Đề tài nghiên cứu khoa học
ty và gần 6.000 doanh nghiệp Nhà nước, còn lại là các loại hình doanh nghiệp khác, dự
kiến đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp), trên 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể (mỗi năm có thêm hàng chục vạn hộ kinh doanh mới), trên 11 triệu hộ sử
dụng đất nông nghiệp, trên 10 triệu hộ nộp thuế nhà đất, gần ba trăm nghìn người nộp
thuế TNC. Chính vì vậy mà khi luật thuế TNCN ra đời thì diện chịu thuế càng được mở
rộng hơn, thì sẽ tăng thêm hàng triệu người nộp thuế TNCN đòi hỏi phải có biện pháp,
chính sách hợp lý nhằm quản lý tốt nguồn thu.
Để có thể giảm được khối lượng tiền mặt được sử dụng trong các giao dịch giữa
các tổ chức, cơ quan, và giữa dân chúng với nhau, Ngân hàng Nhà nước cần khẩn trương
tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, khuyến khích các doanh nghiệp,
tổ chức, đoàn thể trả lương, thanh toán… qua ngân hàng. Khi hầu hết các doanh nghiệp,
tổ chức, đoàn thể cùng thực hiện thì đã giảm phần nào khó khăn cho việc quản lý nguồn thu. Đối với cá nhân, hộ gia đình buôn bán nhỏ lẻ cũng hạn chế thanh toán mua bán trao
tay, chuyển dần sang thanh toán bằng thẻ, hay trực tiếp quan ngân hàng (đặc biệt là đề án
thanh toán qua ngân hàng của Chính phủ khiển khai và bắt đầu thực hiện). Điều này có thể thực hiện được do điều kiện hiện nay hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang phát
triển rất mạnh.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần có những chế tài thật nghiêm khắc buộc các đơn vị
chi trả thu nhập cho các cá nhân, đặc biệt là các cá nhân có thu nhập cao như ca sĩ, bác sĩ, người làm việc tại các công ty nước ngoài..phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng, nếu
không sẽ không được trừ vào chi phí khi tính thuế TNDN. Có như thế mới kiểm soát tốt
thu nhập của mọi người, để thuế TNCN thật sự là một sắc thuế công bằng đối với mọi người.
3.3.5. Đẩy mạnh việc kết hợp quản lý thuế TNCN giữa cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan có liên quan
Mọi công dân sống và làm việc ở một địa phương đều gánh chịu sự quản lý đồng
thời của hai tổ chức ở cơ sở: tổ chức ở nơi làm việc và tổ chức ở nơi người đó thường
xuyên sinh sống. Tại nơi làm việc người lao động chịu sự quản lý của thủ trưởng cơ
quan, của tổ trưởng sản xuất, cửa hàng trưởng, chủ cơ sở, chủ hàng kinh doanh dịch vụ.
Đề tài nghiên cứu khoa học
động tham gia tại nơi làm việc. Tại nơi người lao động sinh sống có sự quản lý, giám sát
của chính quyền địa phương mà gần nhất là Tổ trưởng dân phố và cảnh sát khu vực, ban