Nguyên nhân ban hành luật thuế TNCN

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập cá nhân Lý luận và thực tiễn (Trang 35 - 37)

1. 3.5.1 Đối với cá nhân cư trú

2.2.2.Nguyên nhân ban hành luật thuế TNCN

Ban hành luật thuế TNCN là cần thiết để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính.

Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra: “Áp dụng

thuế TNCN thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, đảm bảo công bằng xã hội và tạo động lực phát triển”. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng

tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng,

thống nhất và đồng bộ…Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế

suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”. Triển khai các nghị quyết của Đảng, Bộ Chính trị đã thông qua chiến lược cải cách thuế đến năm 2010, trong đó đặt ra

Đề tài nghiên cứu khoa học

yêu cầu: “Cần sớm xác định các bước đi thích hợp để tăng tỉ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỉ lệ thu từ

thuế trực thu”.

Ban hành luật thuế TNCN nhằm thực hiện công bằng xã hội, tăng cường kiểm tra,

kiểm soát thu nhập và điều tiết, phân phối lại thu nhập, thu hẹp hợp lý sự chênh lệch về

thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Khác với thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…) động viên thu nhập xã hội thông qua tiêu dùng của các tổ chức và cá nhân, khác với thuế thu nhập

doanh nghiệp điều tiết thu nhập của doanh nghiệp, thuế TNCN động viên một phần thu

nhập của cá nhân, thể hiện nghĩa vụ cụ thể của công dân đối với đất nước. Công dân được hưởng những thành quả của đất nước: cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự,…thì

đồng thời có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc

nộp thuế. Thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộp

thuế”, được thể hiện: người có thu nhập thấp thì chưa nộp thuế, người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế cũng khác nhau. Thực hiện nộp thuế TNCN góp phần làm giảm hợp lý khoảng

cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.

Chính vì vậy mà thuế TNCN đã được nhiều nước áp dụng từ rất sớm, ngay từ khi

nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập của dân cư cũngchưa cao, điều kiện kiểm soát thu

nhập còn hạn chế. Đến nay đã có trên 180 nước trên thế giới áp dụng loại thuế này. Ban hành luật thuế TNCN góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, việc động viên thu nhập của cá nhân vào ngân sách Nhà nước đang được thực hiện bởi 3 văn bản pháp luật thuế: thu nhập của cá nhân kinh doanh thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập từ tiền lương, tiền công,

trúng thưởng xổ số, chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thuế

thu nhập đối với người có thu nhập cao; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Việc thực hiện chính sách thuế

như nói trên trong thời gian qua là tương đối phù hợp, nên đã phát huy tác dụng trong

Đề tài nghiên cứu khoa học

Trong những năm tới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được

tiếp tục hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ (thị trường tài chính tiền tệ, thị trường vốn,

chứng khoán, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công

nghệ,…) tạo điều kiện cho các cá nhân có thêm nhiều nguồn thu nhập khác nhau ngoài nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công (đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư

tài chính, chuyển nhượng vốn, chứng khoán,…). Đồng thời cùng với tiến trình hội nhập

kinh tế quốc tế, không chỉ có người Việt Nam mà người nước ngoài đến làm ăn, sinh

sống, có thu nhập tại Việt Nam cũng ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập cá nhân Lý luận và thực tiễn (Trang 35 - 37)