Những điểm mới của luật thuế TNCN

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập cá nhân Lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 57)

1. 3.5.1 Đối với cá nhân cư trú

2.2.3. Những điểm mới của luật thuế TNCN

Chưa đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế: cũng là thu nhập của cá nhân nhưng thu nhập từ kinh doanh thì nộp thuế 28% trên tổng thu nhập; nhưng thu nhập từ tiền công; tiền công, tiền lương trên mức 5 triệu đồng/ tháng

mới nộp thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần từ 10% đến 40%;

Nghĩa vụ thuế còn phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài (người

Việt Nam nộp thuế cao hơn).

Chưa có chính sách thuế điều tiết thống nhất TNCN trong 1 văn bản pháp luật như thông lệ quốc tế.

Do vậy, việc ban hành Luật thuế TNCN là để hoàn thiện một bước hệ thống chính

sách thuế của nước ta, góp phần khuyến khích cá nhân tích cực lao động, đầu tư phát

triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.

2.2.3. Những điểm mới của Luật thuế TNCN so với chính sách thuế hiện đang áp dụng: dụng:

Thuế TNCN có diện điều chỉnh rộng, áp dụng đối với hầu hết cá nhân có thu nhập.

Thu nhập chịu thuế rất đa dạng, bao gồm: thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ

kinh doanh; từ đầu tư gián tiếp như cho vay, tham gia mua cổ phần, góp vốn liên doanh; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng bất động sản; thu nhập vềtrúng thưởng,

từ tiền bản quyền; thu nhập từ quà biếu, quà tặng, thừa kế. Do đặc điểm của thuế TNCN có tính đến khả năng của người nộp thuế, hướng tới mục tiêu công bằng xã hội nên bên cạnh các loại thu nhập chịu thuế, luật thuế của nhiều nước có quy định cụ thể một số

Đề tài nghiên cứu khoa học

khoản thu nhập không chịu thuế, một số khoản thu nhập được miễn thuế cùng với quy định về giảm trừ gia cảnh.

Các nước châu Âu đã coi thuế TNCN là “Nữ hoàng”, ở Châu Á như Nhật Bản lại

gọi thuế TNCN là “Vua” của các loại thuế. Sắc thuế này có vị trí quan trọng bậc nhất ở

hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Trước hết, loại thuế này thường chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của ngân sách Nhà nước như: thuế TNCN của Mỹ chiếm 56% tổng thu, Đức và Thụy Điển 45%, Anh

36%, Nhật 29%, Pháp 28%. Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của một số nước châu á đang phát triển có thấp hơn như: Philippin 17%, Malaysia 15%, Thái Lan

13%.

Thứ hai, cùng với khả năng huy động nguồn thu, thuế TNCN còn có chức năng

quan trọng hơn, đó là điều tiết, phân phối lại thu nhập trong xã hội. Việc điều tiết được

thiết kế phù hợp với khả năng đóng góp của cá nhân, trên cơ sở xem xét đến hoàn cảnh

cụ thể của người nộp thuế: đảm bảo người có thu nhập thấp thì chưa nộp thuế, người có

thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau, nhưng nếu có

hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn.

Thứ ba, việc thiết kế biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với những thu nhập chủ yếu như thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công đảm bảo chính sách điều

tiết được công bằng. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được thiết kế theo mức độ tăng dần về

thu nhập tính thuế và thuế suất, do đó số thuế phải nộp cũng luỹ tiến tăng theo, đảm bảo

công bằng xã hội. Đây là đặc điểm riêng có của thuế TNCN, vì các sắc thuế khác đều qui định thuế suất toàn phần mà thuế suất này có nhược điểm điều tiết bình quân trong mọi trường hợp, không phân biệt giàu nghèo.

Thứ tư, tính nhân văn của loại thuế này cũng được thể hiện ở chỗ: Ngoài việc áp

dụng các mức giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế còn được trừ vào thu nhập trước khi tính

thuế đối với những khoản chi đóng góp từ thiện, nhân đạo, hỗ trợ phát triển sự nghiệp

giáo dục, khuyến khích người có thu nhập cùng chung sức với Nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Ở Việt Nam, Luật Thuế TNCN được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua

ngày 21/11/2007 (số 04/2007/QH12), Chủ tịch nước đã có Lệnh công bố số 13/2007/L- CTN ngày 05/12/2007 và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.

Đề tài nghiên cứu khoa học

Luật thuế TNCN so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập

cao có những điểm mới là:

 Về đối tượng nộp thuế: Cá nhân kinh doanh đang nộp thuế thu nhập doanh

nghiệp, cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, cá nhân có thu nhập

từ tiền lương, tiền công và một số thu nhập theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành sẽ được điều chỉnh bởi Luật thuế TNCN.

Ngoài ra, có bổ sung thêm đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập chịu thuế

từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ thừa kế,

quà tặng.

 Thu nhập chịu thuế được mở rộng đối với các khoản như: thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản trong đó

có chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở; chuyển

nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước. Một số khoảng thu nhập từ thừa kế, quà tặng; thu nhập từ trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino.

 Thay việc áp dụng mức khởi điểm chịu thuế bằng quy định về giảm trừ gia

cảnh và mở rộng áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh. Về giảm

trừ gia cảnh, ngoài việc giảm trừ cho cá nhân người tạo ra thu nhập như quy định hiện hành, luật còn quy định mức giảm trừ cho những người phụ thuộc mà

người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Đây là nội dung cơ bản nhất của

Luật, thể hiện được tính công bằng, hợp lý trong điều tiết TNCN, khắc phục được nhược điểm bình quân cào bằng qua mức khởi điểm của thuế thu nhập cao

 Người nộp thuế được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ

sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không có nơi nương tựa.

 Xác định cụ thể về thu nhập tính thuế để đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt là khi xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương,

tiền công của các cá nhân cư trú: Ngoài khoản giảm trừ gia cảnh, thu nhập này còn được trừ thêm các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản đóng

Đề tài nghiên cứu khoa học

Quy định riêng về thu nhập tính thuế, biểu thuế giữa các cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Thống nhất nghĩa vụ thuế giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Về biểu thuế, có ba điểm mới là:

Áp dụng thống nhất biểu thuế lũy tiến từng phần, xóa bỏ được sự phân biệt

giữa người Việt Nam và người nước ngoài (người Việt Nam đang nộp thuế cao hơn);

Thuế suất lũy tiến từng phần áp dụng đối với cá nhân có thu nhập về tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh là những thu nhập chính với mức

thuế thấp hơn trước bảo đảm được tính thống nhất và bình đẳng trong động

viên;

Thuế suất cao nhất từ 40% xuống còn 35%, thuế suất thấp nhất 10% giảm

xuống còn 5%, vừa nhằm thực hiện chủ trương khoan sức dân, vừa tạo sự hợp lý để khuyến khích người nộp thuế tự nguyện chấp hành.

2.2.4. Thuận lợi cho ngành thuế và đối tượng nộp thuế khi áp dụng luật thuế TNCN:

Nước ta đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phải tuân

thủ các cam kết và thông lệ quốc tế, luật pháp nói chung và pháp luật về thuế nói riêng cần phải được điều chỉnh để phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết hội nhập.Việc ban

hành Luật thuế TNCN là nhằm thực hiện các yêu cầu này. Hiện nay, việc áp dụng pháp

lệnh thuế thu nhập cao ở nước ta đã và đang thực hiện tốt, đây chính là một trong những điều kiện quan trọng để áp dụng tốt luật thuế TNCN. Việc áp dụng luật thuế TNCN có

một số thuận lợi cho ngành thuế và đối tượng nộp thuế. Cụ thể:

Đối với ngành thuế:

Trước hết, việc áp dụng luật thuế TNCN làm tăng dần tỷ trọng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (do diện chịu thuế được mở rộng)

Làm cho hệ thống thuế Việt Nam dần dần đạt được tiêu chuẩn thuế của các nước

trong khu vực, đặc biệt là các nước thành viên WTO.

Tạo được sự công bằng không phân biệt đối xử giữa người bản xứ và người nước

ngoài. Không cần phải tổ chức 2 bộ phận, hai biểu thuế phân biệt để thu cho từng đối tượng.

Đề tài nghiên cứu khoa học

Cách tính toán đơn giản, gọn nhẹ vì không phân biệt người trong nước hay người nước ngoài, chỉ xét có định cư hay không.

Đối với đối tượng nộp thuế:

Việc nộp thuế TNCN của cá nhân lợi nhiều so với thuế TNC

Thuế suất áp dụng thấp (từ 0% đến 35%) hơn so với thuế TNC (từ 0% đến 40%),

ngoài ra phần tiền nộp thuế cũng tương đối thấp hơn so với thuế TNC do có tính giảm trừ

gia cảnh.

Ví dụ:

Giả sử người có thu nhập là 6 triệu đồng, sống độc thân, không có người phụ thuộc.

Theo pháp lệnh thuế TNC số tiền thuế phải nộp là: 6trđ x 10%= 600.000đ

Theo luật thuế TNCN, do được tính giảm trừ gia cảnh 4trđ nên người này phải nộp thuế là (6trđ -4trđ) x 5% = 100.000đ

Nếu người này phải nuôi cha mẹ già, khi đó ngoài giảm trừ gia cảnh cho đối tượng

nộp thuế là 4trđ, người này còn được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc bao gồm

cha và mẹ là 1,6trđ x 2 = 3,2 trđ. Tổng số tiền được giảm trừ là 4trđ + 3,2trđ = 7,2trđ. Người này không phải nộp thuế TNCN

Mức điều tiết thuế thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, ngoài việc phù hợp

với khả năng và mặt bằng thu nhập của nước ta, còn có ý nghĩa tạo điều kiện hạ thấp chi

phí về lao động, tạo thuận lợi trong kinh doanh, góp phần làm cho môi trường đầu tư nước ta thêm hấp dẫn

Không phân biệt người nước ngoài, người Việt Nam tạo tính công bằng, không

phân biệt đối xử, thu hút người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

2.2.5. Khó khăn cho ngành thuế và đối tượng nộp thuế khi áp dụng luật thuế TNCN:

Đối với ngành thuế:

Thuế là công cụ để tạo ra sự công bằng, thể hiện năng lực quản lý của Nhà nước.

Luật Thuế TNCN cũng phải đạt yêu cầu trên, tức là phải đảm bảo công bằng trong điều

tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các

Đề tài nghiên cứu khoa học

cảnh đảm bảo người có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp.

Theo luật thuế thì diện chịu thuế cũng như đối tượng nộp thuế sẽ được mở rộng, mức tính

chịu thuế tăng hơn và các hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh công thương đang

thuộc diện điều chỉnh luật thuế thu nhập doanh nghiệp nay chuyển sang chịu thuế TNCN.

Bộ máy thuế hiện nay chủ yếu chỉ quản lý thuế các doanh nghiệp và các đối tượng khác đã quá nhiều. Theo tính toán của cơ quan thuế nếu thực thi luật này vào năm 2009 sẽ có

khoảng 2,5 đến 3 triệu người thuộc diện nộp thuế TNCN. Với hàng loạt các công việc như hướng dẫn kê khai, cấp mã số thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, thanh kiểm

tra... sẽ rất khó khăn để ngành thuế đủ sức đảm trách tốt việc quản lý và hành thu thuế thu

nhập doanh nghiệp.

Mặt khác, ở nước ta hiện nay, khu vực kinh doanh nhỏ và hành nghề tự do rất lớn,

thói quen không sử dụng tài khoản cá nhân, thẻ thanh toán, việc chi trả lương, nhận thù lao bằng tiền mặt, mua bán trao tay trong nền kinh tế còn phổ biến, những điều kiện theo

dõi và kiểm soát TNCN còn hạn chế, việc xác định TNCN chủ yếu trông chờ vào sự tự

giác khai báo của cá nhân có thu nhập.

Đối với đối tượng nộp thuế:

Do không kiểm soát được nguồn thu nhập của đối tượng nộp thuế, nên khi áp dụng luật thuế TNCN thì những công chức có thu nhập cao sẽ chịu thiệt so với các thành phần kinh tế khác. Điều đó dẫn đến việc người dân lo ngại khi phải nộp thuế.

Về vấn đề giảm trừ gia cảnh, xét về mặt lý thuyết là tốt, tuy nhiên để có thể hiểu rõ

các quy định này thì tương đối phức tạp và chưa phù hợp với điều kiện hiện tại của xã hội

Việt Nam.

Cách thức tuyên truyền về Luật thuế TNCN thì lại chưa phù hợp. Điều này thể

hiện ở chỗ sử dụng quá nhiều những thuật ngữ chuyên môn sâu mà đa số dân chúng

không hiểu được. Thậm chí, các phương tiện truyền thông khi giới thiệu về sắc thuế này còn dùng các thuật ngữ “Chiết trừ gia cảnh”, “Biểu thuế luỹ tiến từng phần”, “khấu trừ

tại nguồn”... Hệ thống thuế nên xây dựng chặt chẽ, đồng bộ nhưng phải đảm bảo tính đơn giản để mọi người đều có thể thực hiện được.

Đề tài nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Tình hình ngành thuế sau khi Việt Nam gia nhập WTO:

Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã phải tuân thủ các

cam kết và thông lệ quốc tế nói chung và pháp luật thuế nói riêng để phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết hội nhập (cắt giảm thuế suất với hầu hết hàng hóa nhập khẩu, giảm

trợ cấp hàng xuất khẩu…). Cũng chính những cam kết khi gia nhập WTO nên đã có không ít những quan ngại cho rằng số thu NSNN của Việt Nam sẽ giảm do chúng ta phải

cắt giảm thuế suất nhập khẩu theo cam kết với tổ chức thương mại thế giới (số dòng thuế đã công bố cắt giảm là 1.812 với mức thuế suất giảm bình quân 14,5%). Thêm vào đó,

hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài sẽ có mức giá thấp hơn trước đây khiến thị phần của

hàng hóa sản xuất trong nước bị thu hẹp, làm giảm số thu thuế nội địa. Vậy liệu những

quan ngại đó có trở thành hiện thực không, chúng ta hãy nhìn lại những kết quả đã đạt được của ngành thuế trong năm 2007.

Năm 2007 với ý nghĩa là năm thứ hai triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, năm trọng tâm thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế, công tác thuế của Đảng và Nhà nước đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Một là, Năm 2007, bên cạnh những thuận lợi như: kinh tế tiếp tục phát triển với

tốc độ cao hơn năm trước; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thị trường

bất động sản sau một thời gian trì trệ đã hồi phục và đang phát triển rất năng động… thì cũng xuất hiện những khó khăn thách thức mới do thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường

xuyên, liên tục trong năm, tại nhiều vùng trong cả nước; tình hình giá cả nhiều hàng hoá vật tư trên thế giới tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến SXKD và đời sống của nhân dân.

Trong khi các tổ chức kinh tế của Nhà nước đang trong quá trình chuyển đổi sắp xếp lại,

thì các doanh nghiệp trong nước, sau một năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức

của WTO đang phải đối mặt với thách thức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn, cả với trong nước và quốc tế, trong đó, số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả ngày càng nhiều, làm giảm mức đóng góp cho ngân sách.

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập cá nhân Lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)