Sự thống nhất quan điểm chính trị với thế giới quan và nhận thức luận

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị platon qua tác phẩm nền cộng hòa và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 46 - 54)

thức luận trong triết học Platon

Tƣ tƣởng chính trị là phần quan trọng trong hệ thống triết lý nhân sinh của Platon, tuy nhiên tƣ tƣởng đĩ là sự vận dụng thế giới quan duy tâm khách quan của Platon vào đời sống chính trị, mà học thuyết ý niệm là trung tâm của nĩ. Platon khơng những nâng tƣ tƣởng duy tâm lên thành hệ thống, mà cịn khẳng định tính tất yếu của sự đối đầu duy vật – duy tâm trong triết học. Trong Sophistes cĩ đoạn: “Một số triết gia đƣa mọi thừ từ trên trời và từ lĩnh vực của cái vơ hình xuống mặt đất….., dứt khốt rằng chỉ những gì tiếp cận đƣợc, sờ đƣợc thì mới là tồn tại, và xem vật thể tồn tại chỉ là một”, một số khác chủ trƣơng “tồn tại đích thực là những idea (ý niệm) phi vật thể và phi cảm tính nào đĩ” [2, 247].

Vấn đề tồn tại (bản thể) chiếm vị trí đặc biệt trong triết học Platon. Tồn tại đích thực phải là tồn tại nhƣ thế nào? Đâu là tồn tại khác, hay “cái bĩng của tồn tại”? Cái gì là cơ sở nền tảng của mọi tồn tại? Theo Platon, trƣớc tiên

45

cần phân biệt cái gì luơn luơn tồn tại và khơng bao giờ sinh thành và cái gì luơn luơn sinh thành nhƣng khơng bao giờ tồn tại.

Để trả lời câu hỏi đĩ Platon phân biệt thế giới các ý niệm và thế giới các sự vật cảm tính. Đĩ là sự khác biệt giữa cái tồn tại tự thân đồng nhất, khơng phân chia, bất tử, với cái trải qua sinh thành, cĩ khả năng trở thành cái khác, cĩ tính phân chia và khả tử, giữa những gì mang tính vĩnh cửu bất biến với những gì mang tính nhất thời, khả biến, giữa bản chất và hiện tƣợng, giữa cái đƣợc nhận thức bằng lý trí và cái đƣợc nhận thức bằng cảm tính, và cuối cùng, giữa cái thiện và cái pha tạp, dễ bị phân hủy.

Một bên thế giới các ý niệm, bên khác thế giới khả giác, một bên thế giới tồn tại, bên khác thế giới biến đổi, một bên thế giới bản chất, bên khác thế giới hiện tƣợng, một bên cái thiện thiêng liêng, bên khác sự pha tạp, phân hủy. Ý niệm cái thiện, hay điều lợi, hay hạnh phúc, do đĩ, trở thành “ý niệm của mọi ý niệm”. “Cái thiện, - Platon viết,- khơng phải là bản chất, mà xét về đặc tính và đức hạnh thì nĩ đứng cao hơn những bản chất ” [85, VI, 508e]. Ý niệm tối thƣợng, hay ý niệm cái thiện – điều lợi – hạnh phúc là nguồn gốc của chân lý và cái đẹp. Nĩ là mặt trời của thế giới các ý niệm. Đối với con ngƣời sống hạnh phúc là cái thiện, đồng thời là điều lợi.

Nhƣ vậy, kế thừa và hệ thống hĩa tƣ tƣởng duy tâm của Socrates, Platon đã xác lập tƣ tƣởng nền tảng mà theo đĩ, ý niệm đĩng vai trị vừa là khuơn mẫu của các sự vật, vừa là đích mà các thực thể của thế giới khả giác hƣớng đến, lại vừa là khái niệm về cơ sở chung của sự vật thuộc từng chủng loại.

Khi phát triển ý niệm lên cấp độ ý niệm tối thƣợng hay ý niệm cái thiện – điều lợi – hạnh phúc, Platon cũng đồng thời hiểu khái niệm là cái lý tƣởng, mục đích của cuộc sống. Thế giới ý niệm, vì vậy thống nhất với linh hồn vũ trụ, do vị hĩa cơng (demiourgos), hay kiến trúc sƣ vũ trụ nhào nặn ra những mơ típ và mục đích nhất định.

46

Tƣ tƣởng đĩ xuyên suốt tồn bộ hệ thống triết học của ơng, mà quan niệm về nhà nƣớc lý tƣởng nhƣ biểu hiện cao nhất của cái thiện, là điểm kết thúc hệ thống đĩ.

Nếu hình dung về sự thống nhất thế giới quan của triết học Platon từ bản thể luận, tức học thuyết về ý niệm, đến nhận thức luận và tƣ tƣởng chính trị, cĩ thể triển khai nhƣ sau: học thuyết về ý niệm – nhận thức luận nhƣ sự hồi nhớ về linh hồn cái lý tƣởng cĩ ở linh hồn vũ trụ - sự phân tầng linh hồn - nhà nƣớc lý tƣởng. Thật vậy nếu trong học thuyết về ý niệm Platon xem ý niệm vừa là khuơn mẫu, vừa là mục đích, hay lý tƣởng của thế giới cảm tính, thì trong nhận thức và lơgíc học Platon sử dụng phƣơng pháp anamnesis (hồi tƣởng) để đánh thức trong tâm hồn “tri thức bị lãng quên, từ đĩ địi hỏi mỗi cá nhân vƣơn đến sự hồn thiện cao nhất về tri thức, theo “biện chứng đi lên”, đạt đến ý niệm cái Thiện. Để cĩ đƣợc điều này vấn đề giáo dục đƣợc Platon đề cao trong Nhà nước và các tác phẩm chính trị khác. Quan điểm “học tập suốt đời” chính là sự cụ thể hĩa các vấn đề đã đƣợc nêu ra trong bản thể luận và lý luận nhận thức.

Nếu nhận thức là sự hồi tƣởng, thì trong quá trình giáo dục tri thức và nhân cách cần hƣớng con ngƣời đến cái lý tƣởng thơng qua sự đánh thức “khả năng của linh hồn”, làm cho linh hồn từng bƣớc tiếp cận với tri thức, trong đĩ cĩ tri thức về cái thiện. Về sau, trong tác phẩm chính trị chủ yếu – tác phẩm

Nền cộng hịa– Platon cũng nhắc lại yêu cầu này. Đối với Platon mối liên hệ giữa nhận thức luận và quan điểm chính trị là mối liên hệ giữa con ngƣời xét nhƣ chủ thể nhận thức và con ngƣời xét nhƣ chủ thể hành động. Kế thừa tƣ tƣởng của Socrates, theo đĩ nhận thức về cái thiện là cơ sở để làm việc thiện, Platon cho rằng, mục đích của nhận thức, xét đến cùng, là hƣớng con ngƣời vào hoạt động phù hợp những chuẩn mực của xã hội. Song, trong sự xung đột của linh hồn đơi khi sức mạnh của bản năng lấn át cả lý trí. Trong trƣờng hợp đĩ rất cần một cơ chế kiểm sốt phù hợp nhằm từng bƣớc hạn chế khả năng

47

thấp hèn, lấy ngọn đuốc của trí tuệ để đẩy lùi bĩng tối của cái ác. Vậy ai sẽ thực hiện chức năng ấy? Câu trả lời của Platon rất rõ ràng và dứt khốt triết gia đại diện cho trí tuệ của dân tộc, của quốc gia.

Tƣ tƣởng chính trị của Platon cũng cĩ mối liên hệ tâm lý học, tức học thuyết về linh hồn con ngƣời, mà sự phân tầng linh hồn trực tiếp chi phối sự phân tầng đẳng cấp trong xã hội. Đối với Platon, học thuyết ý niệm là một phần trong những đối thoại của ơng, nhƣng cĩ mối liên hệ và sự ảnh hƣởng đến quan niệm về chính trị của Platon: “luân lý – chính trị của Platon khơng thể tách biệt đƣợc với những suy niệm siêu hình. Thực vậy, mật thiết liên hệ với chính trị, luân lý của Platon giả thiết lý thuyết về linh hồn là lý thuyết gắn liền với ý tƣởng hồi niệm, ít ra theo những khía cạnh sơ khởi của nĩ, và ý tƣởng hồi niệm này là một trong những nền tảng cho học thuyết những lý tƣởng; học thuyết này lại kết thúc ở đỉnh cao nhất là ý niệm sự Thiện, vì nếu khơng cĩ nĩ sẽ khơng cĩ luân lý cũng khơng cĩ chính trị và cũng chính nĩ sẽ cống hiến cho nĩ nền tảng vững chắc để tƣ tƣởng và hành động đƣợc xây dựng trên đĩ; nhƣng tƣ tƣởng và hành động là hai điều Platon đã khơng bao giờ ly gián cả” [40, 69].

Theo Platon, linh hồn con ngƣời cũng tƣơng tự nhƣ linh hồn vũ trụ, nghĩa là nĩ cĩ chức năng vận hành thể xác, làm cho thể xác trở thành thể xác sống động. Linh hồn con ngƣời là sự thừ hƣởng những gì cịn sĩt lại sau cơng cuộc tạo dựng vĩ đại của thần linh ra linh hồn vũ trụ. Hĩa cơng nhào lặn linh hồn vũ trụ từ hỗn hợp cái đồng nhất, cái khác và hịa lẫn cái đồng nhất cái khác. Phần cịn sĩt lại đối với con ngƣời là phần cao cả nhất của linh hồn – phần lý trí, dƣới một bậc phần phi lý (hiểu theo nghĩa khơng thuộc về lĩnh vực lý trí). Nhƣng ngay cả phần “khả tử” của linh hồn cũng đƣợc tách ra hai cấp độ: phần ý chí liên minh với phần lý trí, và phần thấp hèn, chỉ cĩ dục vọng ngự trị. Trong Nền cộng hịa Timaeus, Platon đã cụ thể hĩa sự phân chia ba phần của linh hồn. Phần hạ đẳng, hay dục vọng, nơi xuất phát những

48

ƣớc muốn hạ đẳng nhƣ ăn uống, dục tính. Cơ quan của nĩ: ở phần bụng dƣới; nguyên tắc của nĩ: điên rồ, phi lý, mất tự chủ, cuồng vọng; đức hạnh cần thiết: tiết độ. Phần ý chí, nguồn suối phát sinh ra những đam mê. Cơ quan của nĩ: phần ngực, hồnh cách mạc, nguyên tắc của nĩ: giận dữ; đức hạnh cần thiết: can đảm. Phần lý trí, hay tinh thần (Nous) là phần duy nhất của linh hồn bất tử. Cơ quan của nĩ: đầu ĩc, nguyên tắc của nĩ: lý trí, đức hạnh cần thiết, khơn ngoan.

Lý trí là phần duy nhất của linh hồn bất tử, nhƣng đức hạnh cao quý nhất của mỗi cá nhân là cơng bằng.

Cơ hồnh làm nhiệm vụ che trở, ngăn cách phần lý trí và phần ý chí khỏi dục vọng, cố làm nhiệm vụ liên kết các phần thƣợng và phần giữa.

Tồn bộ hoạt động của con ngƣời đƣợc chi phối bởi ba phần của linh hồn. Phần trội nhất tạo nên tính cách chung của cá nhân, nhƣng khơng phải lúc nào cũng thể hiện đầy đủ trong cuộc sống. Ngƣời cĩ lý trí khơng phải lúc nào cũng cƣ xử phù hợp với lý trí, ngƣời can đảm khơng phải lúc nào cũng can đảm.

Sự phân tích ý niệm nhƣ nền tảng thế giới quan của tƣ tƣởng chính trị Platon cho thấy, thứ nhất, triết học Platon là thứ chủ nghĩa duy tâm triệt để, xuyên suốt từ bản thể luận, lý luận nhận thức, tâm lý học đến tƣ tƣởng chính trị; thứ hai, chủ nghĩa duy tâm Platon khiến cho trong sự phân tích chính trị của ơng hàm chứa cả mặt tích cực lẫn hạn chế, cả yếu tố nhân văn lẫn phản nhân văn; thứ ba, nếu trong bản thể luận Platon tƣởng tƣợng về ý niệm nhƣ khuơn mẫu của tồn tại, thì trong tƣ tƣởng chính trị Platon xây dựng mơ hình nhà nƣớc lý tƣởng nhƣ cái cần cĩ, cái cần đạt tới của nhân loại. Song cái cần cĩ ấy chỉ là quá khứ và hiện tại khơng mấy hồn thiện, bởi lẽ Hy Lạp xa xƣa đã là dĩ vãng, cịn Sparte hiện tại lại khơng thể đĩng vai trị là cái cần cĩ. Trong nhà nƣớc Sparte con ngƣời khơng xứng danh con ngƣời mà Platon hằng mơ ƣớc. Đĩ là mâu thuẫn cơ bản của tƣ tƣởng chính trị Platon.

49

Sự nghiệp sáng tác của Platon trải qua ba thời kỳ, thời trẻ và viễn du, thời chín muồi về tƣ tƣởng (một số tác giả tách riêng thời đứng tuổi, hay cịn gọi là thời kỳ cuối). Trong ba thời kỳ đĩ Platon đã xây dựng một hệ thống triết học đồ sộ mà vấn đề đạo đức- chính trị- xã hội chiếm vị trí đáng kể.

Vấn đề chính trị đƣợc Platon đề cập trong nhiều tác phẩm nhƣng đáng kể nhất là Luật pháp, Chính trị, Nền cộng hịa. Nội dung chính của ba tác phẩm đĩ là phê phán nền dân chủ chủ nơ, vạch ra những khuyết tật của nĩ và hƣớng đến mơ hình nhà nƣớc lý tƣởng. Những nội dung ấy chứng tỏ Platon là nhà tƣ tƣởng của tầng lớp quý tộc chủ nơ, phê phán dân chủ từ lập trƣờng phản dân chủ. Tuy nhiên, sự phê phán của ơng cũng để lại những bài học sâu sắc nhất là bài học về nhận thức và thực hiện về dân chủ, những ý tƣởng này sẽ tiếp tục đƣợc tác giả làm rõ ở những chƣơng sau.

Platon là một trong những tên tuổi kiệt xuất của triết học Hy Lạp cổ đại. Trong hệ thống quan điểm triết học của ơng, vấn đề chính trị chiếm vị trí quan trọng, thể hiện tính nhất quán về thế giới quan và nhân sinh quan của ơng. Tƣ t Platon Platon – Platon. Solon hĩa Pericles Athenes

50

a Athenes Sparte –

hoạt Athenes

Athenes Platon

đề lý luận sâu xa của tƣ tƣởng chính trị Platon là cuộc đấu tranh giữa tƣ tƣởng dân chủ và phản dân chủ ngay từ thời Solon, đƣợc tiếp tục triển khai trong thời kỳ tiếp theo. Từ lập trƣờng của quý tộc chủ nơ, Platon nhìn thấy trong nền dân chủ những khuyết tật cần đƣợc khắc phục, mà phƣơng pháp khắc phục hiệu quả nhất, theo ơng, là loại trừ nĩ khỏi đời sống chính trị. Tiền đề trực tiếp của tƣ tƣởng chính trị Platon là tƣ tƣởng chính trị của Socrates Socrates.

Sự hình thành tƣ tƣởng chính trị của Platon phản ánh cuộc xung đột chính trị triền miên trong chế độ chiếm hữu nơ lệ tại Hy Lạp cổ đại.

Những tác phẩm tiêu biểu trong quá trình hình thành tƣ tƣởng chính trị của Platon bao gồm Luật pháp, Chính trị, Nền cộng hịa, trong hịa

, một mặt phản ánh lập trƣờng chính trị của Platon, nhƣng mặt khác đã đặt ra nhiều vấn đề cần đƣợc xem xét một cách nghiêm túc dƣới ánh sáng của thời đại mới

Tìm hiểu quá trình hình thành tƣ tƣởng chính trị của Platon, làm sáng tỏ khơng chỉ thực trạng xã hội chiếm hữu nơ lệ, mà cịn rút ra nhiều vấn đề bổ ích.

Xét khía cạnh thế giới quan Platon là nhà duy tâm, là ngƣời phát triển chủ nghĩa duy tâm Socrates thành hệ thống đối lập với chủ nghĩa duy vật. Chính Platon khẳng định rằng trong triết học hình thành hai cách lý giải khác nhau về tồn tại; một đằng xuất phát từ ý niệm đằng khác xuất phát từ thế giới

51

các sự vật. Nhƣ vậy, Platon đã thể hiện tính đảng trong triết học một cách cơng khai. Xét khía cạnh tƣ tƣởng chính trị, Platon là nhà tƣ tƣởng bảo thủ, nếu khơng nĩi là phản động, vì ơng địi thay thế nền dân chủ bằng một thứ chủ nghĩa cộng sản trại lính, nhƣ C. Mác đã từng phê phán sau này. Bên cạnh đĩ, sự hình thành tƣ tƣởng chính trị của Platon đối với những nội dung cơ bản về quan hệ chính trị và hệ thống quyền lực, về giá trị và lý tƣởng chính trị, về mơ hình nhà nƣớc…. cĩ sức tác động khơng nhỏ đến thời đại sau.

52

Chƣơng 2

HỊA - SỰ THỂ HIỆN CƠ BẢN TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PLATON

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị platon qua tác phẩm nền cộng hòa và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)