c) Biểu cơ cấu vốn giải ngân cho các dự án
4.3 Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Thông tin-Truyền thông
Một điều rất quan trọng để đảm bảo cạnh tranh trên thị trường viễn thông là việc thực hiện chính sách tự do hóa thành công là cần có một khung khổ pháp lý thiết thực và thích hợp, nới lỏng quy định và bảo vệ cạnh tranh, tự do hóa giá cả cho phép công ty mới tự xác định giá.
4.3.1.Chính sách dịch vụ phổ cập
Việt nam là một đất nước có lãnh thổ trải dài và dân số nông thôn lớn, nhiều vùng chưa có dịch vụ viễn thông nên cần có một chính sách rõ ràng về dịch vụ phổ cập và nếu như điều đó không khả thi thì cần chính sách truy cập phổ cập.
Để cho chính sách dịch vụ phổ cập không ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông thì cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Các công ty khai thác phải đóng góp theo nguyên tắc không phân biệt đối xử và minh bạch
- Áp dụng phương pháp loại trừ hiệu quả về chi phí trong việc đấu thầu sử dụng quỹ
- Phương pháp thẩm định và thứ tự ưu tiên rõ ràng
4.3.2. Cải cách thể chế và giải quyết tranh chấp
Trong giai đoạn quá độ chuyển từ độc quyền sang thị trường cạnh tranh thì các quy định là cần thiết để đảm bảo cạnh tranh thực sự bằng cách ủy quyền hoặc cấp phép cho các doanh nghiệp mới, xóa bỏ các hàng rào đối với các doanh nghiệp này, theo dõi việc kết nối của công ty mới với công ty truyền thống và đảm bảo để cho thị trường cạnh tranh phải phục vụ cho những khu vực có chi phí cao và những người có thu nhập thấp.
Khi thị trường cạnh tranh đã được thiết lập, các quy định không cần tập trung vào việc quản lý lĩnh vực viễn thông mà chuyển sang các mục tiêu chung như khuyến khích việc truy cập đa năng, tăng cường thị trường cạnh tranh, ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực thị trường, thiết lập môi trường hấp dẫn đầu tư, củng cố lòng tin của công chúng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và khuyến khích sử dụng tối ưu những nguồn lực khan hiếm.
(1). Để tăng cường năng lực cạnh tranh của lĩnh vực viễn thông, nhà nước cần đảm bảo rằng các tranh chấp trong kinh doanh và pháp lý sẽ được giải quyết một cách công bằng, khách quan, nhanh chóng và với chi phí thấp nhất.
(2). Trong hoàn cảnh của Việt nam hiện nay thì công cụ giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất là Ủy ban liên bộ về thể chế và cấp phép đã được kiến nghị trên đây.
(3). Bộ Bưu chính cần giành kinh phí và nhân lực để giải quyết các vấn đề pháp lý và giải quyết tranh chấp, thành lập một vụ để giải quyết các vụ việc cạnh tranh; xây dựng một chương trình nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ về điều tra và giải quyết tranh chấp.
Trên đây là những khuyến nghị của tác giả đối với cơ quan thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn thông do Nhà nước giao và các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước để thực hiện việc triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông công ích nói chung và phát triển dịch vụ tín dụng phục vụ phát triển hạ tầng viễn
KẾT LUẬN
Dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ Viễn thông công ích nói riêng có mục tiêu quan trọng nhất là nhằm mở rộng và duy trì khả năng sẵn có của các dịch vụ viễn thông với giá cước hợp lý cho người dân, đặc biệt là dân cư tại các khu vực có chi phí dịch vụ lớn như vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những vùng dân cư có thu nhập thấp. Dịch vụ Viễn thông công ích ngày càng có vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở hạ tầng quan trọng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Tuy nhiên, để dịch vụ Viễn thông công ích phát triển thì cần có sự hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông của Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp Viễn thông. Trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, việc hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp Viễn thông thông qua Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam là phương thức chủ yếu và hiệu quả để Nhà nước thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
Với yêu cầu cấp thiết về hoạt động cho vay trong cung cấp dịch vụ Viễn thông công ích ở Việt Nam thì việc nghiên cứu hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay đóng vai trò quan trọng và quyết định đến hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp viễn thông. Luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quỹ dịch vụ viễn thông công ích, hoạt động thẩm định của quỹ dịch vụ viễn thông công ích, tổng quan hoạt động cho vay. Trên cơ sở đó, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp đồng bộ, có tính khả thi và hiệu quả cao nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay trong cung cấp thực hiện dịch vụ Viễn thông công ích thông qua Quỹ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do trình độ hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự góp ý của Thầy cô và độc giả để tác giả có thể hoàn thiện Luận văn ở mức cao hơn và đưa các kiến thức được học tập vào thực tế phát triển hoạt động cho vay tại Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Ban Chấp hành TW tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
2. Bộ Bưu chính - Viễn thông (2007), Chỉ thị về Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ Trưởng Bưu chính - Viễn thông, Hà Nội.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Các văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 67/2006/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
5. Chính phủ (2004), Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2004 Thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
6. Chính phủ (2006), Quyết định số 74/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2006 Phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010.
7. Chính phủ (2011), Quyết định số 1643/2011/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011 Phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2011-2015.
8. Dự thảo Chiến lược phát triển KT- XH Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của BCH Trung ương Đảng
9. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Hà Nội.
10. Ngô Thắng Lợi (2009), Giáo trình kế hoạch hóa phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
23/11/2009), Luật Viễn thông, Hà Nội.
12. Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (2009), Phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý dịch vụ viễn thông công ích của một số quốc gia, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
13. Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (2008), Quy định cho vay ưu đãi của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
14. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (2004), Đề án phát triển và thành lập Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, Hà Nội.
15. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (2005-2010), Báo cáo kết quả hoạt động cho vay của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam giai đoạn 2005-2010, Hà Nội.
16. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (2008), Quyết định số 2/2008/QĐ-VTF- HĐQL ngày 06 tháng 6 năm 2008 Ban hành quy định cho vay ưu đãi của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, Hà Nội.
17. Một số trang Web:
Dự thảo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020. Địa chỉ: http://www.vtf.gov.vn, [truy nhập: 02/8/2014].
Đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội của dự án. Địa chỉ:
http://voer.edu.vn/m/danh-gia-hieu-qua-kinh-te-va-xa-hoi-cua-du-an/21cf3b8a, [truy nhập: 18/10/2014].
Đặc điểm dự án đầu tư Bưu chính viễn thông. Địa chỉ:
http://quantri.vn/dict/details/9222-dac-diem-du-an-dau-tu-buu-chinh-vien- thong, [truy cập: 21/10/2014].
Quyết định số 191, Quyết định số 74, Quyết định số 1643 . Địa chỉ:
http://www.mic.gov.vn, [truy nhập: 07/8/2014].
TIẾNG ANH
Lumby Stephen ( 1994), Investment Appraisal and financial decisions, Chamman Hall, London & New York.