Đặc điểm hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay tại Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (Trang 63 - 68)

- Hỗ trợ các đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích bằng các hình thức sau: Hỗ trợ chi phí phát triển và duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích trong từng giai đoạn; Cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp viễn thông và Internet thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông, Internet và các cơ sở vật chất khác phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

- Các hoạt động khác: Quỹ được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi không có nguồn gốc ngân sách để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật và theo quy định của Điều lệ Quỹ. Quỹ có thể ủy thác việc thực hiện một số tác nghiệp về cấp phát, giải ngân vốn vay qua Kho bạc Nhà nước, qua Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo quy định của pháp luật.

3.2 Tổng quan về hoạt động cho vay các dự án tại quỹ.

Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 theo Quyết định số 74/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 74) đã kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2010. Chương trình 74 do Quỹ viễn thông công ích Bộ Thông tin Truyền thông chủ trì thực hiện bằng việc cho vay các dự án viễn thông công ích đối với các doanh nghiệp viễn thông trong giai đoạn từ 2006 -2010. Chương trình 74 đã triển khai không chỉ đạt được các mục tiêu quan trọng về phổ cập dịch vụ viễn thông mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao dân trí khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước giảm khoảng cách hưởng thụ dịch vụ viễn thông giữa các vùng miền và cộng đồng dân cư.

Sau khi chương trình 74 kết thúc, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình 1643 cho giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, việc xây dựng Chương trình 1643 được thực hiện trong bối cảnh chưa tổ chức tổng kết, đánh giá một cách toàn diện kết quả hoạt động của Quỹ

Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam nói chung và Chương trình 74 nói riêng, đồng thời chưa cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố khách quan, cập nhật các chính sách mới của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ của quốc gia, cũng như chính sách về viễn thông công ích và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Vì vậy, một số nội dung của Chương trình 1643 chưa phù hợp với thực tế cạnh tranh, hội nhập quốc tế của thị trường viễn thông Việt Nam, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông, đặc biệt là hạ tầng, dịch vụ băng rộng trong điều kiện hội tụ công nghệ, dịch vụ trong các lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình

Do đó giai đoạn 2011- 2015 Quỹ viễn thông công ích Việt Nam không tiến hành hoạt động cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp viễn thông và tiếp tục xây dựng chương trình hoạt động mới giai đoạn 2015 đến 2020.

3.2.1. Quy định cho vay tại Quỹ

Ngày 8/11/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trong đó quy định 02 hoạt động chính của Quỹ gồm:

(1) Hỗ trợ chi phí phát triển và duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích trong từng giai đoạn.

(2) Cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp viễn thông và Internet thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông, Internet và các cơ sở vật chất khác phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Về cơ chế cho vay, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông có hướng dẫn cụ thể. Sau khi nghiên cứu, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị với Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản trên.

Ngày 18/07/2006 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 67/2006/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính của Quỹ Dịch vụ viễn thông

công ích Việt Nam trong đó quy định về Nguyên tắc, điều kiện, mức vốn vay, thời hạn, lãi suất vay vốn và trích lập dự phòng rủi ro. Và căn cứ vào thông tư 67/2006/TT-BTC, Hội đồng quản lý Quỹ hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ về cho vay vốn phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích. Thông tư 67 có những nội dung chính như sau:

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí; Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có bảng cân đối, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng trong nước.

Quỹ là đơn vị hạch toán tập trung, thực hiện chế độ tài chính và quyết toán thu chi tài chính theo chế độ quy định tại Thông tư này; miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động sau:

- Hỗ trợ chi phí phát triển và duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích trong từng giai đoạn.

- Cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp viễn thông, Internet thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông, Internet phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Các hoạt động khác của Quỹ phải nộp thuế theo quy định hiện hành.

Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước cho Quỹ.

Giám đốc Quỹ và Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc quản lý an toàn vốn và tài sản của Quỹ, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính hàng năm của Quỹ.

Ngày 06/06/2008 Hội đồng quản lý Quỹ đã ban hành Quyết định số 02/QĐ- VTF-HĐQL về Quy định cho vay ưu đãi của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích

Việt Nam. Nội dung cụ thể của Quy định này như sau:

Doanh nghiệp vay vốn của Quỹ phải đảm bảo: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Quỹ xem xét quyết định cho doanh nghiệp vay khi có đủ điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, thể hiện đầy đủ qua các văn bản, giấy tờ. Dự án đầu tư vay vốn của Quỹ có trong kế hoạch đã được phê duyệt của Bộ Thông tin và Truyền thông. Doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ cho Quỹ trong thời hạn cam kết. Trước thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng, dự án vay của doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Quy định này.

Quỹ xem xét quyết định cho doanh nghiệp vay theo thể loại trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư phát triển: Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng. Thời hạn cho vay không quá 10 năm. Lãi suất vay vốn bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất, do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định. Lãi suất cho vay được điều chỉnh không quá hai lần trong một năm (nếu có); trừ trường hợp có sự quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Mức cho vay của một dự án được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của Doanh nghiệp, khả năng nguồn vốn của Quỹ. Đối với các Dự án đầu tư tại các vùng công ích, mức cho vay một dự án tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án. Đối với các dự án đầu tư bao gồm cả vùng công ích và không công ích, Giám đốc Quỹ sẽ xem xét trình Hội đồng quản lý Quỹ quyết định mức cho vay. Giám đốc Quỹ quyết định cho vay đến 50 tỷ đồng trên một dự án. Các dự án vay trên 50 tỷ đồng, Giám đốc Quỹ trình Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

Quỹ và Doanh nghiệp thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau: Kỳ hạn trả nợ gốc, lãi tính theo quý. Thời hạn trả nợ gốc, lãi được ấn định vào ngày đầu tiên của quý tiếp theo kể từ khi nhận khoản vay đầu tiên hoặc vào ngày đầu tiên kể từ khi hết thời gian ân hạn.

Thẩm định cho vay.

- Việc thẩm định cho vay của Quỹ được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm tính độc lập, tính khoa học, trên cơ sở thực tế khách quan và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa các khâu thẩm định.

- Việc thẩm định cho vay của Quỹ được thực hiện theo quy trình, hướng dẫn do Giám đốc Quỹ ban hành.

- Đối với các dự án vay do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định cho vay, Giám đốc Quỹ thực hiện thẩm định và trình Hội đồng quản lý Quỹ xem xét quyết định việc cho vay hoặc từ chối cho vay.

Quyết định cho vay.

- Việc quyết định cho vay thực hiện trên cơ sở Quỹ xem xét, đánh giá hồ sơ pháp lý về Doanh nghiệp vay vốn, mục đích vay vốn và sử dụng vốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, bảo đảm tiền vay, tính khả thi, hiệu quả dự án đầu tư, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay của Doanh nghiệp.

- Giám đốc Quỹ quy định cụ thể về thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với doanh nghiệp.

- Trường hợp từ chối cho vay, Giám đốc Quỹ thông báo cho Doanh nghiệp bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay hoặc ý kiến của Hội đồng quản lý Quỹ (đối với các dự án do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định).

Phương thức cho vay.

Quỹ thoả thuận với Doanh nghiệp về các phương thức cho vay như sau: - Cho vay theo dự án đầu tư.

- Các phương thức cho vay khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2.2. Kế hoạch cho vay của Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành 03 Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch cho vay ưu đãi của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, bao gồm:

Quyết định số 1980/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt kế hoạch cho vay ưu đãi của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (đợt 1) đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là 32 dự án với Tổng số vốn cho vay không quá 220.019 triệu đồng.

Quyết định số 947/QĐ-BTTTT ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt kế hoạch cho vay ưu đãi của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (đợt 2) đối với Tập đoàn viễn thông Quân đội là 08 dự án với Tổng số vốn cho vay không quá 272 tỷ đồng.

Quyết định sô 1865/QĐ-BTTTT ngày 3/12/2010 phê duyệt cho vay (đợt 3) đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là 65 dự án với Tổng số vốn cho vay không quá 91,74 tỷ đồng.

3.2.3 Số vốn cho vay

Kết quả cho vay các dự án phát triển hạ tầng viễn thông công ích tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay tại Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (Trang 63 - 68)