Nguồn nước

Một phần của tài liệu Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4 pps (Trang 40 - 45)

Để làm cơ sở trong lập quy hoạch các số liệu về các mảng sau cần được thu thập: • Trữ lượng và chất lượng của nước mặt gần khu khai thác như nước sông,

suối, hồ, đầm...sẽ sử dụng tương lai • Khối lượng và chất lượng nước ngầm • Giải pháp kỹ thuật khai thác và xử lý nước. • Giá thành phương án sử dụng nguồn nước. Lựa chọn và xét nghiệm đánh giá các nguồn nước.

Lựa chọn nguồn cấp nước là vấn đề rất quan trọng cần được xem xét một cách kỹ

lưỡng khi đề xuất các phương án cấp nước. Phương án chọn nguồn phải được đánh giá tổng hợp và toàn diện về kinh tế xã hội và môi trường, xem xét tính toán các chi phí xây lắp, quản lý vận hành trên nguyên tắc phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế

cao.

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

- Trữ lượng nguồn nước: Nguồn nước đảm bảo được nhu cầu dùng nước cho trước mắt và tương lai khi mở rộng (sau 1O- 15 năm), đặc biệt chú ý đánh giá trữ lượng n-

ước về mùa khô kiệt (hạn hán) vẫn đủ nhu cầu dùng nước.

- Chấtlượng nguồn nước: Phải căn cứ vào các kết quả xét nghiệm mẫu nước nguồn về

hoá, lý, vi trùng. Các tài liệu khảo sát địa chất, địa chất thuỷ văn, khả năng bảo vệ

nguồn nước không bị ô nhiễm và các tài liệu có liên quan đến chất lượng nước.

- Các điều kiện về quản lý nguồn nước: Các qui định của cơ quan qui hoạch và quản lý nguồn nước, xem xét các tập quán dùng nước của dân được cấp nước.

- Dễkhai thác, phân phối và vốn đầu tư xây dựng thấp .

4.4.5.4. Phương án và giải pháp kỹ thuật áp dụng

Dây chuyền tổng hợp nhà máy cung cấp nước bao gồm các công đoạn chính sau: - Khai thác từ nguồn nước

- Xử lý chất lượng - Bơm chuyển

- Phân phối đến hộ dùng.

Khai thác nguồn nước:

Khai thác nguồn thông qua hệ thống bơm từ nguồn đưa về nhà xử lý chất lượng. Trong trường hợp khai thác cột nước địa hình hoặc đầu nước cao thì không cần bơm. Xử lý chất lượng

Lựa chọn công nghệ xử lý nước phụ thuộc vào chất lượng và đặc trưng của nguồn n-

ước thô, yêu cầu chất lượng nước cấp và công suất trạm xử lý nước. Dựa vào các số

liệu đã có, so sánh chất lượng nước thô và nước sau khi xử lý để quyết định cần tách gì ra khỏi nước, chọn các thông số chính về chất lượng nước và đưa ra kỹ thuật xử lý cụ thể, chọn loại hoá chất và liều lượng hoá chất cần dùng.

(i). Xử lý nước ngầm

Nồng độ các tạp chất chứa trong nước ngầm phụ thuộc vào vị trí địa lý của nguồn nước, thành phần các tầng đất đá trong khu vực, độ hoà tan của các tạp chất trong nước, sự có mặt của các chất dễ bị phân huỷ bằng sinh hoá trong đất đá. Dựa trên chất lượng và đặc tính của nước ngầm để lựa chọn phương pháp xử lý cho phù hợp, nhưng có thể nêu ra sơ đồ dây truyền công nghệđiển hình của các hệ thống xừ lý nước ngầm như sau:

a. Nếu chất lượng nước ngầm đã đạt được tiêu chuẩn quốc gia về mặt vật lý và hoá học thì chỉ cần khử trùng bằng Clo và điều chỉnh hàm lượng Fluor.

b. Nếu hàm lượng sắt và Mangan lớn hơn mức tiêu chuẩn cho phép thì phải khử sắt và mangan.

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

c. Nếu nước có độ cứng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì phải xử lý bằng vôi và soda ash.

Công nghệ phổ biến của các hệ thống nước ngầm được thể hiện trên các sơ đồ sau.

a. Sơ đồ a: nước ngầm từ các giếng được bơm lên thông qua xử lý bằng hoá chất để

khử sắt, mangan hoặc giảm độ cứng của nước xuống mức tiêu chuẩn cho phép.

b. Sơ đồ b: Chất lượng nước ngầm đã đạt được tiêu chuẩn nước uống thì chỉ cần khử

trùng bằng Clo. Nước ngầm được bơm từ giếng lên khử trùng bằng Clo hoặc nước Javen, tích trữ vào bể nước sạch hoặc tháp nước và bơm nước cho các hộ sử dụng thông qua hệ thống đường ống phân phối.

Hình 4.7: Sơ đồcông nghệ xử lý nước

c. Sơ đồ c: Nước có chất lượng tốt đạt được tiêu chuẩn vệ sinh thì có thể bơm nước từ

giếng trực tiếp vào mạng lưới đường ống cho các hộ sử dụng. Đó là hệ thống cấp nước qui mô nhỏ phục vụ cho dưới 1OO hộ.

Hình 4.8: Sơđồ cấp nước có các nguần khác nhau

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

Khi cho kiềm hoá vào nước như nước vôi CaO, NaOH, Na2CO3. pH của nước dâng lên, phá vỡ các liên kết của các chất hữu cơ trong môi trường axit, các ion Fe+2 thuỷ

phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và kết tủa một phần, lúc này thế của oxy hoá khử

của hệ Fe(HO)2 l Fe(OH)3 giảm xuống, ôxy có trong nước dễ dàng ôxy hoá sắt II thành sắt III.

Hydroxit sắt III kết tụ thành bông cặn lớn được loại bỏ bằng bể lắng. Sơ đồ oxy hoá bằng hoá chất, lắng và lọc tiếp xúc, lọc trong.

Điều kiện áp dụng

Khi trong nước có chất hữu cơ, các tổ hợp chất hữu cơ tạo thành keo ngăn cản quá trình thuỷ phân và oxy hoá sắt. Vì vậy, muốn khử sắt thì trước hết phải phá vỡ màng bảo vệ hữu cơ bằng tác dụng của chất oxy hoá mạnh. Đối với nước ngầm có hàm lượng sắt quá cao, đồng thời tồn tại cả H2S thì lượng Oxy thu được bằng làm thoáng không đủ để oxy hoá toàn bộ H2S và Sắt, phải dùng hoá chất để khử sắt như khử sắt bằng clo. Khi cho clo vào nước, clo sẽ oxy hoá sắt (II) thánh sắt (III). Để oxy hoá l mg Fe+2 cần 0,64 mg Cl2 và đồng thời độ kiềm của nước giảm 0,O18 mgđl.

(ii). Xử lý nước bề mặt

Thành phần và chất lượng nước bề mặt phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, môi trường tự nhiên, tính chất của nước thải và chất thải vào nguồn nước. Các thông số

chính cần quan tâm đối với nước bề mặt là: về mặt vi trùng học, thành phần huyền phù, độ pH, chất hữu cơ (độ màu), hàm lượng sắt, magan, tổng lượng cặn. Công nghệ

xử lý nước bề mặt thay đổi theo thời gian và chất lượng nước bề mặt thường thay đổi theo mùa. Các khả năng xử lý nước bề mặt được trình bày trên sơ đồ 3 và các trường hợp thường dùng là lọc ngầm qua đất, vi lọc khử tảo, ozon hoá và lọc khử trùng. Với nước hồ sạch có thể chỉ cần keo tụ tạo bông, lọc và khử trùng. Với nước sông thường cho lắng qua đất, oxy hoá bằng ozon, lọc qua than hoạt tính và khử trùng. Với nước sông bình thường thì oxy hoá sơ bộ, keo tụ, tạo bông, lọc qua than hoạt tính và khử

trùng. (xem sơđồ l)

Những chú ý trong khi thiết kế

Sau khi phương án hệ thống cấp nước đã xác định, sẽ tiến hành công tác thiết kế. Khi thiết kế cần lưu ý các điểm chính sau:

• Số lượng và vị trí đặt các vòi cấp nước: theo kinh nghiệm của nước ngoài một vòi công cộng có thể phục vụ cho 50 người. Cự ly lấy nước không quá 200m. Cần có hệ thống tiêu tháo nước thải và giải pháp bảo vệđường ống. • Số lượng và vị trí các hộđấu nối hệ thống

• Lưu lượng cung cấp, cần xác định lưu lượng giờ cao điểm, thông thường trị

sốđỉnh khoảng 3- 5 lần lớn hơn so trị số trung bình.

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

dạng hỗn hợp. Đường kính ống được xác định qua lưu lượng tính toán và tổn thất đầu nước.

Hình 4.9: Sơđồ xử lý nước mặt

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

Sau khi xây dựng hệ thống cấp nước, người quản lý vận hành hệ thống phải nắm được kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng nhằm phát huy tuổi thọ công trình và hệ thống làm việc bình thường. Để làm tốt công tác này cần lưu ý các mặt sau:

Thành lập bộ phận quản lý hệ thống

•Người hưởng lợi cần được đào tạo kiến thức tối thiểu về bảo vệ hệ thống

•Người quản lý biết sửa chữa nhỏ và định kỳ, sửa chữa lớn được ban chuyên môn thực hiện.

• Nhân viên quản lý nước ngành dọc thường xuyên kiểm tra

Một phần của tài liệu Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4 pps (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)