Lựa chọn hệ thống

Một phần của tài liệu Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4 pps (Trang 32 - 34)

Việc lựa chọn hệ thống vệ sinh phù hợp là việc quan trọng, nó phải dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc lựa chọn này cần áp dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để đánh giá. Về cơ bản tiêu chuẩn lựa chọn theo các tiêu chí sau.

1)Tiêu chuẩn sinh thái: Hệ thống phải phân huỷ hoàn toàn và triệt tiêu các mầm bệnh, không lây truyền sang môi trường đất, nước. Việc này cần được tính toán thí nghiệm và kiểm định.

2)Tiêu chuẩn sức khoẻ: Đảm bảo không gây lây nhiễm bệnh dịch qua hệ thống. 3)Tiêu chuẩn tiện lợi: Không gây ảnh hưởng cho môi trường

4)Tiêu chuẩn văn hoá: Phù hợp phong tục, tập tục người dân quen sử dụng và mặt khác giá thành chấp thuận. Đặc biệt có sựưu tiên theo yêu cầu phụ nữ.

5)Tiêu chuẩn thi công: Thuận lợi cho thi công và vận hành. Trong trường hợp này cần lưu ý:

• Điều kiện địa chất đất nền, mực nước ngầm, tính thẩm lậu... • Độ dốc địa hình

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

• Mật độ dân số sinh hoạt

• Nguồn nước và khả năng tiêu thoát

• Đặc điểm kinh tế xã hội: khả năng kinh phí và tính tự nguyện

• Điều kiện thi công và quản lý hệ thống: trình độ tay nghề, trình độ

quản lý, sử dụng.

6) Giá thành: Giá thành là yếu tố quan trọng trong việc chọn phương án khả thi. Một mâu thuẫn luôn xảy ra là người sử dụng cần một hệ thống vệ sinh có chất lượng, việc duy tu đơn giản và tính an toàn cao mặt khác họ muốn chi trả là thấp. Chính vì vậy cần lựa chọn các tiêu chí phù hợp đểđưa ra phương án giá thành không cao (người sử

dụng có thể chấp nhận) và đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật khi sử dụng và quản lý sửa chữa. Bảng 4.5 đưa ra ví dụ gía thành một số thiết bị vệ sinh để tham khảo, đơn vị

tính toán là USD, và thời giá tính cho năm 2002.

Bảng 4.5: Giá thành công trình vệ sinh cho một số phương án khác nhau (USD)

Đặc trưng kỹ thuật Tổng mức đầu tư Chi phí hàng tháng Giá nước

tháng Giá chi tổng % thu nhập

Vệ sinh xả nước 71 0.2 0.3 2.0 2 Hố vệ sinh 123 - - 2.6 3 Vệ sinh công cộng 355 0.3 0.6 8.3 9 Hố xí tự hoại 398 0.4 - 8.7 10 Bể vi khuẩn giá thấp 204 0.4 0.5 5.2 6 Bể vi khuẩn đơn lẻ 1.645 5.9 5.9 46.2 51 Cống liên thông 1.479 5.1 5.7 41.7 46 Thoát nông 85-325 0.2 0.3 1.2-3.3 2-6 4.4.3.4. Một số điểm lưu ý a) Xử lý và thải

Xét theo quan điểm chung, tiêu chuẩn thiết kế của các nước Châu Âu, nước thải cần phải được xử lý trước khi xả chúng vào sông, suối hay đầm. Thực tếở nước ta nước thải sinh hoạt từ các nhà ở được qua hệ thống cống rãnh và chuyển ra sông. Đây là vấn đề tồn tại lớn mà ta chưa giải quyết được. Trong quy hoạch các nhà lập quy hoạch cần lưu ý công trình xử nước thải trước khi nó nhập vào nguồn tiêu tự nhiên. Còn theo điều kiện hiện tại, hệ thống thải phải được liên thông, đảm bảo không gây trở

ngại khi nó đi vào làm việc.

Việc xử lý nước thải nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh dịch, hạn chế ảnh hưởng của các chất cặn bã, chất độc tới sinh hoạt cộng đồng. Nội dung xử lý bao gồm một số yếu tố chính sau:

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

• Lắng đọng ban đầu

• Xử lý sinh học bằng lọc sinh có chứa dung dịch hoạt hoá • Lắng đọng lần hai

• Xử lý dung dịch bùn • Xử lý lần thứ ba

Công nghệ xử lý nước thải có thể chia ra thành 3 dạng cơ bản sau:

• Bể trung hoà : Phương pháp này được thực hiện qua tác nhân chất xúc tác vào môi trường xử lý, chất thải phân huỷ theo thời gian.

• Phương pháp lưu trữ trong bể chứa lớn sử dụng vi sinh để phân huỷ chất thải. Thời gian xử lý trong bể khoảng 10 đến 50 ngày.

• Phương pháp lắng lọc nhanh và chậm: Cho nước thải chảy qua bộ phận lọc cát, chất lượng thu được khá tốt.

Một phần của tài liệu Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4 pps (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)