Phương án kỹ thuật

Một phần của tài liệu Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4 pps (Trang 31 - 32)

Việc lựa chọn phương án cho giải pháp cụ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đểđưa ra được phương án cần nghiên cứu kỹ các vấn đề sau:

1) Chất thải xử lý tại chỗ hay mang đi 2) Hệ thống thải công nghệ khô hay ướt 3) Hệ thống vệ sinh chung hay riêng 4) Kết cấu công trình vệ sinh

5) Vị trí đặt công trình xử lý. 6) Hệ thống cống thoát nông

Thiết kế hệ thống vệ sinh cần tham khảo tài liệu chuyên môn. Phân loại theo chức năng có thể phân chúng ra thành các dạng sau: nhà vệ sinh chung, nhà vệ sinh cá nhân, bể tự hoại, hệ thống lọc bể, hệ thống cống tiêu, hệ thống cống nông liên thông. Hệ thống vệ sinh thông dụng là loại hốđào đơn giản để chứa chất thải, dần dần phần nước sẽ ngấm xuống đất. Có rất nhiều kiểu loại hố vệ sinh này cấu trúc của nó phụ

thuộc vào nguồn nước cung cấp và vật liệu che đậy hố, hệ thống nối thông... Điều kiện cơ bản để hố làm việc tốt là:

• Hố cần sâu và kín (tránh muỗi sinh sôi) • Cần có lớp bảo vệ thành hố (ví dụ bê tông) • Tấm bảo vệ nắp cần làm cẩn thận

• Nước mưa, nước lũ không xâm nhập vào Kích thước trung bình hố phụ thuộc vào:

• Số lượng ngươì sử dụng

• Kết cấu thành được gia cố hay không • Môi trường thấm quanh hố

• Có sử dụng thêm nước hay không

Hệ thống hố có lắp đặt ống thông khí đường kính khoảng 15 cm, đặt nhô cao hơn nắp khoảng 30cm, sơn mầu đen, hướng về phía mặt trời. Phía trên ống được bao che lưới thoáng hoặc để nắp đậy cao hơn một chút. Vị trí đặt đầu ống nơi cuối gió so hướng nhà ở. Loại kết cấu này có thểđặt trong nhà hoặc ngoài vườn cây và có ống dẫn khí ra nơi cần xả.

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

Hố vệ sinh dội nước

Nhà vệ sinh sử dụng nước dội sau khi dùng. Kết cấu này phù hợp nơi có nhiều nước và nơi dẫn thải đi.

Bể vi khuẩn

Bể vi khuẩn là loại khá phổ biến gồm buồng chứa nước không thấm và thường đặt dưới mặt đất. Ưu điểm của loại này là không có hiện tượng ngấm hoặc nhiễm bẩn môi trường quanh bể. Bể vi khuẩn có thể thu cả nước cống và nước thải. Các chất hữu cơ được phân huỷ trong bể ở các ngăn khác nhau. Trong ngăn thứ nhất (thường thể tích gấp hai lần cái thứ hai) các chất có tỷ trọng cao lắng trước. Chất này thường gom và lấy đi trong chu kỳ khoảng vài năm. Phần dung dịch được chuyển tiếp sang ngăn thứ

hai, và có thể ngăn thứ ba sau đó nước trong được nhập vào hệ thống nước thải hoặc ngấm vào đất. Nếu hệ thống tiêu thoát tốt thì dung tích bể nên lấy khoảng 2 m3.

Hệ thống tiêu tháo liên hoàn

Hệ thống tiêu thoát liên hoàn có nhiệm vụ thu nhận chất thải sinh hoạt và nước thải vào hệ thống chung chuyển đường ống dẫn tới bể xử lý tập trung. Vật liệu làm đường

ống có thể là ống sành, bê tông hoặc nhựa PVC.

Phương án này hay bố trí cho các nhà cao tầng gồm nhiều căn hô.

Là hệ thống thu nhận nước thải và chất thải sinh hoạt qua hệ thống đường ống chôn nông, nơi địa hình bằng phẳng. Để tránh tắc thường người ta làm các hộp kiểm tra, các ga vét bùn đọng, đường ống thiết kế dốc và có thể kết hợp bơm hút.

Một phần của tài liệu Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4 pps (Trang 31 - 32)