Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch thuỷ lợ

Một phần của tài liệu Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4 pps (Trang 36 - 38)

c) Tham gia cộng đồng

4.4.4.2. Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch thuỷ lợ

Xác định đối tượng và phương châm quy hoạch: Cần phải nghiên cứu phân tích toàn diện các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tất cả các vùng cũng như ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế bền vững tromng hiện tại và tương lai.

• Lập quy hoạch tổng hợp: Quy hoạch tổng hợp là sự tổng hợp toàn bộ các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề trừ hại và làm lợi, xây dựng công trình thuỷ lợi để thực hiện các biện pháp đó. Nội dung quy hoạch rất rộng, có thể

phân ra các loại sau: Quy hoạch toàn bộ lưu vực, quy hoạch từng bộ phận, quy hoạch từng đoạn sông, từng đầu mối. Nhiệm vụ của nó có thể là chống xói mòn, phòng lũ, phòng úng, tưới tiêu, phát điện, vận tải...

• Cân bằng nguồn nước và phân phối: Tính toán giữa nước đến và đi để điều hoà sử dụng nguồn với mục đích tổng hợp.

• Bố trí các công trình đầu mối và công trình lớn • Chọn phương án và lựa chọn công trình đợt đầu. (1) Quy hoạch phòng lũ

Quy hoạch phòng lũ bao gồm các nội dung sau : - Phân tích điều kiện nước lũ:

Trước khi làm quy hoạch phòng lũ phải phân tích tình hình nước lũ, nêu các thông số

chính của lũ như quá trình lũ, lưu lượng, nguyên nhân, khả năng chuyển thoát lũ. - Xác định tiêu chuần phòng lũ:

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

Căn cứ vào tình hình lũ và yêu cầu của nền kinh tế chung đề phân tích tính toán kinh tế các tổn thất do thủy tai gây nên rồi xác định tiêu chuẩn phòng lũ, từđó sẽ xác định hình dạng con lũ, đỉnh lũ và tổng lượng nước để làm đối tượng phòng chống.

- Đề xuất biện pháp phòng lũ:

Kết hợp với công tác giữ nước, chống xói mòn và thủy lợi nhỏđể phát triển các loại công trình giữ nước trên diện quy hoạch.

- Uớc tính hiệu ích quy hoạch phòng lũ:

Tính toán sơ bộ hiệu quả công trình phòng lũ. Lợi ích được đánh giá hai mặt là phòng tránh thiệt hại do lũ gây ra và tăng sản lượng sản xuất nông nghiêp. Ngoài ra còn đánh giá thêm phần tác động môi trường trước và sau dự án.

(2). Quy hoạch phòng úng Nội dung công việc bao gồm: - Khoanh vùng phòng úng:

Lập bản đồ xác định phạm vi vùng úng, nguyên nhân gây ra. - Phân tích điều kiện thiên nhiên của các vùng úng:

Phân tích mưa, hệ só dòng chảy, xác định mức độ tiêu nước và phân tích điều kiện của khu nhận nước. - Xác định tiêu chuẩn phòng úng - Đề xuấtbiện pháp và lập quy hoạch phòng úng - Tính toán sơ bộ hiệu quả giải pháp đề nghị (3). Quy hoạch tưới Nội dung bao gồm: - Xác định khu tưới - Xác định hệ số tưới

- Tính toán lượng nước cần tưới

- Cân toán cân bằng nguồn nước và diện tích tưới - Bố trí công trình đầu mối và hệ thống tưới (4). Quy hoạch thuỷđiện

- Tìm hiểu khả năng cung cấp điện hiện tại và nhu cầu sử dụng trong tương lai - Tính toán sơ bộ nguồn năng lượng điện của sông ngòi

- Chọn phương án khai thác và bố trí tuyến khai thác - Lập kế hoạch khai thác

- Tính toán hiệu quả dự án. (5). Quy hoạch vận tải thuỷ

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

- Tìm hiểu tình hình và điều kiện vận tải trong hệ thống sông ngòi. Tính toán các thông số dòng chảy, bồi lắng, sóng gió... - Xác định khối lượng vận tải - Xác định thời gian vận tải - Bố trí công trình phục vụ vận tải công trình bảo vệ lòng dẫn - Tính toán hiệu quả (6). Quy hoạch chống xói mòn

- Phân tích tình hình và quy luật của hiện tượng xói mòn trong lưu vực và sự

nguy hại của nó đến sản xuất, môi trường và phát triển kinh tế. - Phân vùng và cấp bậc xói mòn

- Lập quy hoạch giữ nước, gĩưđất bằng căc biện pháp thuỷ lợi kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác.

- Tính toán hiệu quả dự án.

Một phần của tài liệu Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4 pps (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)