Phân tích lựa chọn phô

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính toán thiết kế đồ gá di động cho robot hàn hồ quang almega aii (Trang 69 - 73)

f X  p q  (2.4.26) Với :

3.2.4 Phân tích lựa chọn phô

Chi phí cho chọn phôi chiếm 20%-50% giá thành của sản phẩm nên việc lựa chọn phôi phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật: độ cứng, độ bền khi làm việc mà vẫn đảm bảo được tính kinh tế.

Với chế tạo đồ gá đảm bảo độ cứng vững khi gia công và là mô hình thiết kế nên vật liệu được chọn trung bình, phổ biến dùng cho các chi tiết điển hình để dễ dàng trong việc chế tạo cũng như giá thành. Vật liệu được chọn chính là thép cacbon. Thép cacbon có cơ tính đảm bảo khi được nhiệt luyện, tính công nghệ tốt: dễ đúc, hàn, gia công cơ. Phần khung được chế tạo theo phương pháp hàn, và dập vừa đảm bảo tính kết cấu, độ cứng, giảm khối lượng và giá thành thấp. Các trục bậc chỉ chịu tải trọng nhẹ, điều kiện làm việc nhẹ nên chọn thép cacbon C45 phôi cán, dập, rèn. Các chi tiết dạng tấm chọn phôi cán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn

để đảm bảo độ bền cần tăng kích thước, độ dày của phôi, chi tiết đặc biệt mâm quay yêu cầu cơ tính cao, nhẹ độ bền độ mài mòn, chịu nhiệt cao nên phôi là thép hợp kim.

3.2.5 Phân tích công nghệ trong kết cấu chi tiết

Mức độ công nghệ của chi tiết máy được ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sau:

- Sự đơn giản và hợp lý của kết cấu

- Độ chính xác và độ nhám bề mặt khi gia công

- Mức độ tiêu chuẩn hóa, điển hình hóa và thống nhất. a. Các chi tiết dạng trục

Trục được chế tạo đơn chiếc nên việc chuẩn bị phôi để hạ đường kính trục là ít nhất thì khó khăn nên ta chọn phôi dập hoặc rèn có đường kính bằng nhau và gia công cơ để hạ trục. Do yêu cầu về lắp ghép với ổ và khả năng tải không cao nên độ chính xác và độ nhám bề mặt không cần cao.

Hình 3.9 Hình 3.10

b. Các chi tiết dạng tầm

Thiết kế đồ gá đảm bảo được việc gá đặt nhanh chóng, dễ dàng trên mặt phẳng nên yêu cầu chi tiết dạng tấm. Các tấm chịu lực lớn ta chọn độ cứng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn

độ bền, độ mài mòn cao. Sử dụng phôi cán nên các bề mặt có độ nhám trung bình không cần gia công cơ các mặt để định vị. Hình 3.11 chi tiết bàn động 1.

Hình 3.11 c. Chi tiết dạng bạc

Chi tiết dạng bạc được lắp ghép chế tạo để đỡ trục của hộp giảm tốc. Các chi tiết có độ cứng không cần cao, khối lượng nhẹ, đảm bảo tính kết cấu của chi tiết. Vật liệu chọn là hợp kim nhôm. Với các chi tiết bạc chặn, đỡ đảm bảo tỉ số L/D. Tỷ số này đặc trưng cho chi tiết dạng bạc, thể hiện sự cân đối về kích thước, hình dạng. Hình 3.12 chi tiết dạng bạc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.6 Mô hình bản vẽ lắp 3D và bảng kê các chi tiết chính của đồ gá

Hình 3.13 Bảng 3.3 Bảng kê các chi tiết

Stt Tên Vật liệu Số lượng

1 Khung gá Thép tấm 1

2 Bánh đai nhỏ Hợp kim nhôm 1

3 Bánh đai lớn Hợp kim nhôm 1

4 Trục 1 Thép C45 1

5 Trục 2 Thép C45 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn

7 Bàn động 2 (mâm quay) Thép hợp kim 1

8 Bạc đỡ Hợp kim nhôm 1

9 Dây đai 1

10 Ổ đỡ 2

11 Động cơ liền hộp giảm tốc 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính toán thiết kế đồ gá di động cho robot hàn hồ quang almega aii (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)