Tính nước

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/năm pptx (Trang 121 - 123)

1. Lượng nước dùng cho phân xưởng nấu

Nước cần cung cấp cho một mẻ nấu bia chai kể cả nước vệ sinh hệ thống nồi nấu là: 21,895 m3. Một ngày nấu nhiều nhất 6 mẻ thì lượng nước cần cung cấp là: 6 × 21,895 = 131,37(m3)

Lượng nước đá cần để làm lạnh dịch đường houblon hoá ứng với một mẻ nấu bia chai là: 20007(kg). Coi nước có tỷ khối bằng 1, lượng nước đá cần để làm lạnh dịch đường ứng với một ngày nấu bia chai là: 6 × 20,007 = 120(m3).

Lượng nước này sau khi làm lạnh nhanh dịch đường trở thành nước nóng có nhiệt độ khoảng 70 – 75˚C sẽ được dùng làm nước nấu và vệ sinh hệ thống nồi nấu.

Do đó lượng nước lớn nhất cần cung cấp cho phân xưởng nấu để thực hiện quá trình sản xuất trong một ngày khoảng: 120(m3)

2. Lượng nước dùng cho phân xưởng lên men

Lượng nước dùng để vệ sinh các thiết bị của phân xưởng lên men trong một ngày có thể tích bằng 8% thể tích 1 tank lên men, tức là khoảng:

0,08 × 131,42= 10,51(m3)

Lượng nước cần cung cấp để rửa men kết lắng một ngày khoảng 6,7(m3). Lượng nước lớn nhất cần cung cấp cho phân xưởng lên men trong một ngày để thực hiện quá trình sản xuất khoảng:

10,51+ 6,7 = 17,21 (m3)

3. Lượng nước dùng cho phân xưởng hoàn thiện

Số lượng chai ứng với một ngày sản xuất của nhà máy là: 222223(chai 450ml). Ứng với mỗi chai cần lượng nước vệ sinh, thanh trùng khoảng 1 lít. Do đó tổng lượng nước cần để vệ sinh chai, thanh trùng chai và vệ sinh két ứng với 1 ngày sản xuất bia chai khoảng: 222,2(m3).

Số lượng bock ứng với một ngày sản xuất của nhà máy là: 2000(bock 50l). Ứng với mỗi bock cần lượng nước vệ sinh khoảng 10 lít. Do đó tổng lượng nước cần để rửa bock ứng với mọt ngày sản xuất bia hơi khoảng: 20(m3).

Như vậy lượng nước lớn nhất cần cung cấp cho phân xưởng hoàn thiện trong một ngày để thực hiện quá trình sản xuất khoảng: 222,2(m3)

4. Lượng nước dùng cho các hoạt động khác của nhà máy

* Lượng nước cần cung cấp cho nồi hơi:

Hơi sau khi cấp nhiệt sẽ ngưng tụ, nước ngưng có thể thu hồi và tái sử dụng để cấp cho nồi hơi khoảng 75%. Do đó lượng nước cần cấp cho nồi hơi khoảng 25% lượng hơi cần cấp.

Lượng hơi tiêu thụ của nhà máy là: 3908 (kg/h) Lượng nước cần cấp cho nồi hơi một ngày là:

0,25 × 24 × 3908 = 23448(kg) Tức khoảng 23,5(m3)

* Lượng nước dùng để vệ sinh nhà xưởng:

Diện tích nhà sản xuất chính: 24 × 36 = 864(m2)

Diện tích khu tank lên men: 24 × 36 = 864(m2)

Diện tích phân xưởng hoàn thiện: 30 × 36 = 1080(m2)

Tổng diện tích khu vực sản xuất chính của nhà máy: 864 + 864 + 1080 = 2808(m2)

Trung bình lượng nước dùng để vệ sinh nhà xưởng là 3 lít/m2/ngày.

Lượng nước dùng để vệ sinh khu vực sản xuất chính trong một ngày khoảng: 8,4(m3)

* Lượng nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt:

Lượng nước sinh hoạt và phục vụ các nhu cầu khác của nhà máy bình quân một ngày khoảng 40 lít/người. Toàn thể nhà máy có khoảng 200 cán bộ công nhân viên.

Vậy lượng nước cần cung cấp là: 200 × 40 = 8000(l) = 8,0(m3)

► Tổng lượng nước cần cấp cho toàn nhà máy trong một ngày: 155,3 + 18,0 + 222,2 + 36,6 + 8,4 + 8,0 = 448,5(m3)

Chọn bể chứa nước sau xử lý sơ bộ có kích thước 10m × 10m × 5m, dung tích khoảng 500m3, xây bằng bê tông cốt thép. Hai bể nước sau xử lý cho phân xưởng nấu và cho phân xưởng hoàn thiện bằng tôn kích thước 5m × 5m × 4m, dung tích 100m3.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/năm pptx (Trang 121 - 123)