Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng nhà máy

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/năm pptx (Trang 100 - 105)

Khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy, em dựa trên cơ sở là đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời đảm bảo vệ sinh công nghiệp theo đúng tiêu chuẩn công nghiệp, cũng như tạo được thẩm mỹ đẹp và hài hoà không những cho nhà máy mà còn cho cả khu công nghiệp. Hiện nay, tồn tại hai giải pháp thiết kế tổng mặt bằng nhà máy là: giải pháp phân vùng và giải pháp hợp khối.

Do đặc thù của nhà máy, em chọn giải pháp phân vùng để thiết kế tổng mặt bằng nhà máy. Giải pháp này có những ưu điểm sau:

+ Dễ dàng tạo thành các khu sản xuất độc lập. + Hạn chế sự ảnh hưởng vệ sinh công nghiệp.

+ Dễ dàng mở rộng nhà máy, khi cần tăng năng suất. + Thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.

+ Dễ dàng quản lý theo khâu sản xuất.

Theo giải pháp thiết kế này, em chia nhà máy thành 3 vùng như sau:

1.Vùng trước nhà máy:

Vùng này em bố trí các hạng mục sau: nhà hành chính-hội trường-phòng họp, phòng bảo vệ, nhà ăn, nhà để xe, trạm y tế, nhà giới thiệu sản phẩm. Các hạng mục này được bố trí dọc theo chiều dài nhà máy, đầu hướng gió, chiếm diện tích khoảng 7% tổng diện tích nhà máy.

2.Vùng sản xuất:

Gồm các hạng mục như: nhà sản xuất chính, khu lên men, nhà hoàn thiện sản phẩm và kho chứa thành phẩm. Các hạng mục bố trí ở giữa nhà máy, sau vùng trước nhà máy, cũng kéo dài dọc theo chiều dài nhà máy.

3.Vùng sau nhà máy:

Vùng này bố trí các hạng mục còn lại trong nhà máy bao gồm: kho chứa bock, trạm biến áp, khu nén khí và thu hồi CO2, xưởng cơ điện, nhà vệ sinh, khu chứa bã, khu xử lý nước sạch, khu xử lý nước thải và khu lò hơi. Được bố trí ở sau vùng sản xuất, cuối hướng gió.

4. Thiết kế phân xưởng sản xuất chính

4.1.Đặc điểm sản xuất

Ở đây ta chọn phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng nấu bao gồm các giai đoạn: - Hồ hoá - Đường hoá - Lọc bã - Nấu hoa - Lắng xoáy - Lạnh nhanh

Đặc điểm của quá trình nấu là nhiệt độ tương đối cao(>600C), từ nguyên liệu cho đến sản phẩm đều không độc hại. Do đó ta nên chọn nhà sản xuất sao cho thoáng mát, cách nhiệt tốt . Từ những điều kiện nêu trên em chọn nhà khung thép, tường gạch.

4.2.Kích thước và kết cấu nhà

Chọn khung nhà cho phân xưởng sản xuất chính là nhà mô phỏng theo khung thép Zamil Steel do chúng có cấu tạo đơn giản, dễ cơ động, rút ngắn thời gian thi công, mở rộng phân xưởng một cách dễ dàng và cường độ chịu lực nén, uốn, kéo lớn.

Phân xưởng sản xuất chính của em có kích thước 18x30(m). Dựa trên đặc điểm sản xuất, vận chuyển và tính kinh tế, em chọn nhà một nhịp 18m, bước cột 6m, có mở rộng hệ thống lưới cột chống gió. Các thiết bị trong phân xưởng được bố trí theo dãy, dọc theo chiều dài phân xưởng. Hệ thống giao thông có thể hoạt động theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc.

Từ cách bố trí thiết bị, chiều cao thiết bị và khoảng không gian cho thao tác thiết bị, cũng như đặc điểm vận chuyển trong phân xưởng. Em chọn chiều cao nhà là 8m, không sử dụng cầu trục và không có kết cấu cửa mái.

Ngoài ra, thiết kế phân xưởng không thể thiếu được việc lựa chọn các kết cấu sau:

Kết cấu bao che: bao gồm tường, cửa sổ, tấm che mưa nắng, của đi và hệ thống thoát nước mái. Dựa trên cơ sở công nghiệp sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất, em lựa chọn kết cấu bao che như sau:

Tường: dùng loại tường gạch, dày 220mm. Do chịu lực tốt, dễ thi công, đơn giản, cách âm, cách nhiệt tốt.

Cửa sổ: chọn loại cửa sổ quay theo trục ngang ở giữa,do chúng cấu tạo đơn giản, dễ đóng mở, che mưa tương đối tốt, có thể hứng gió xuống thấp để làm mát nơi làm việc của công nhân. Kích thước của cửa sổ là 3000 x 2200mm.

Tấm che mưa, nắng: dùng tấm che ngang bêtông cột thép loại tấm che ngang đặc, loại này che năng, che mưa tốt.

Cửa đi: sử dụng loại cửa kéo hước cửa: cao 4000mm và rộng 4000mm.

Mái: chọn mái hai dốc, với độ dốc i = 1/10, cấu tạo của mái bao gồm: + tấm lợp kim loại phía trên cùng.

+ lớp cách nhiệt phía dưới. + tiếp đến là loại xà gồ C200.

+ hệ thống dầm mái phía dưới cùng.

Hệ thống thoát nước mái: dùng loại thoát nước mái bao che bằng tường gạch, dày 250mm.

Kết cấu sàn, nền, móng, dầm, cầu thang: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền: cấu tạo của nền bao gồm + gạch lát nền dày 20mm.

+ bêtông nền chống thấm, dày 100mm. + lớp đất dầm chắc, dày 200mm. + đất tự nhiên.

Sàn: dùng sàn bằng thép dày 20mm.

Dầm: dùng hai loại dầm là dầm chính và dầm phụ, dầm chính sử dụng loại I600, còn dầm phụ dùng loại I400.

+ chiều dài: 1500mm + chiều rộng: 1500mm + cao: 300mm

Cầu thang: dùng cầu thang thép với độ dốc 450, chiều cao bậc 200mm, chiều dài 250mm.

5. Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

5.1.Hệ số xây dựng: Kxd

Hệ số xây dựng được xác định như sau:

xd A B K S + =

Trong đó: A- tổng diện tích xây dựng của nhà máy (m2) B- tổng diện tích sân bãi lộ thiên ( m2 )

S- tổng diện tích của toàn nhà máy (m2) Từ tổng mặt bằng của nhà máy ta có:

A = 6556 (m2)

Nhà máy có một bãi để than diện tích 240 m2 nên B = 240 m2

Có tổng diện tích nhà máy là 24000 m2 , suy ra : Kxd = A B S + = 6556 240 24000 + = 0,28 = 28 % 5.2. Hệ số sử dụng: Ksd Ksd = S C B A+ +

Trong đó : C là tổng diện tích giao thong, vườn hoa, cây xanh… , m² Dựa vào bản thiết kế tổng mặt bằng nhà máy, ta tính như sau : Diện tích giao thông là: 20%× 24000 = 4800 (m2)

Diện tích cây xanh : 15%× 24000= 3600 (m2) Diện tích hè rãnh, vỉa hè… : 5% ×24000 = 1200 (m2) Suy ra :

Vậy:

Ksd = 6556 240 9600

24000

+ +

= 0,683 = 68,3%

Từ kết quả thu được, ta nhận thấy việc xây dựng nhà máy như trên là hoàn toàn khả khi.

Phần VI: Tính toán nhu cầu năng lượng, nhu cầu nước của nhà máy

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/năm pptx (Trang 100 - 105)