Đường hình

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế tàu kéo (Trang 60 - 67)

Các đường hình dùng cho tàu kéo, đẩy được trình bày tại các trang tiếp theo. Hình 30 giới thiệu đường hình tàu kéo đi biển, hoạt động vùng không hạn chế, dự tính trang bị máy công suất 2000HP.

Hình 3.2 – đường hình tàu kéo hoạt động ven biển, trang bị máy chính cỡ 250HP.

Hình 32.3– tàu kéo trong cảng biển, máy chính 1200HP.

Hình 3.4 – tàu kéo cảng biển, trang bị máy đẩy cycloidal, dùng máy chính công suất 600HP.

Hình 3.5– tàu đẩy chạy sông, công suất máy chính cỡ 4000HP. Hình 3.6- tàu kéo-đẩy chạy sông.

Hình 3.7 – tàu kéo – đẩy cỡ nhỏ, sử dụng chân vịt đẩy tàu. Hình 3.8– tàu kéo-đẩy cỡ nhỏ, trang bị máy phụt nước.

Hình 3.2

Hình 3.4

Hình 3.6

Hình 3.7

Hình 3.9

Ngày nay khi cần giảm bớt công chế tạo, người ta thường dùng đường hình dạng giản đơn thay cho đường hình “vỏ dưa” làm vỏ tàu kéo. Cách thay thế vỏ “giản đơn” hay đường hình gãy khúc vào vị trí “vỏ dưa” tiến hành theo nguyên tắc đã trình bày tại “Lý thuyết thiết kế tàu”.

Trên các tàu kéo, đường hình phần mũi phải được chú ý đúng mức. Thông lệ người ta sử dụng đường sườn chữ V cho khu vực này. Sườn chữ U được dùng chỉ trong trường hợp đặc biệt. Sườn chữ V có tác dụng giảm nhẹ hoặc có khi còn giảm hẵn ảnh hưởng va đập sóng vào phần thân phía mũi, trong sức bền tàu gọi là slamming. Mũi tàu với sườn V chém sóng tốt hơn, giảm bớt hiện tượng nước tràn boong.

Phần lái của tàu được thiết kế nhằm tăng chiều chìm cho chân vịt hoặc tăng tính quay trở của tàu mà không làm giảm chiều dài cần thiết. Thỉnh thoảng chúng ta quan sát thấy vòm tunel phía lái tàu kéo cảng biển mặc dầu các tàu này không bị hạn chế về lupồng lạch. Vòm tunel giúp cho người thiết kế đủ điều kiện bố trí chân vịt với đường kính tối ưu.

Dáng vòm đuôi phụ thuộc vào số lượng đường trục chân vịt tàu. trên tàu một trục, phần này của vỏ tàu có thể mang dạng sườn V hoặc sườn U. Sườn chữ U có lợi thế giảm độ không đồng đều dòng chảy sau tàu đến vùng làm việc của chân vịt. Tuy nhiên sườn chữ V tuy có tạo ra sự không đồng đều lớn hơn trường hợp vừa nêu nhưng có ưu điểm làm giảm sức cản tàu.

Đuôi tàu kéo khác với tàu vận tải, cho đến tận ngày nay vẫn sử dụng dạng đuôi tuần dương. Như chúng ta đã quen, dạng đuôi tàu này thích hợp cho tàu chạy chậm.

Tàu chạy sông, đặc biệt với tàu có mớn nước hạn chế, cần xây dựng kết cấu bán tunel cho chân vịt tàu. Hình 35 giới thiệu hai bán tunel trên tàu hai chân vịt. Nguyên tắc chung để xây dựng đường hầm này như sau.

a) Đảm bảo cho dòng chảy từ đáy tàu, mạn tàu tự do đến chân vịt. Điều quan trọng với tàu làm việc trên vùng nước cạn là, dòng chảy từ mạn phải đến được chân vịt với lượng đầy đủ nhất.

b) Dòng chảy không bị rối khi làm việc trong vùng này.

c) Tránh hiện tượng tạo quá nhiều bọt khí trong dòng chảy khi qua vùng làm việc của chân vịt .

Mô hình xây dựng tunel sau đây được trích từ [1], hình 38. ; 45 , 0 33 , 0 1 = ÷ L l 2 =0,10÷0,12; L l ; 7 6 1 = ÷ T h l Δ1 =0,10÷0,20; T ; 07 , 0 05 , 0 2 = ÷ Δ T ε =12ο÷15ο; Hình 3.10

Chiều dài ống trụ trên tàu kéo chạy biển nhìn chung chỉ là 0%, trong khi đó với tàu sông giá trị của đại lượng này chiếm 5 đến 35% chiều dài tàu.

Vị trí tâm nổi phần chìm thân tàu kéo nằm trước mặt giữa tàu, còn chiều cao chiếm khoảng 0,59 đến 0,62 chiều chìm trung bình.

Hình 3.11

Hình ảnh tàu kéo trên bờ giới thiệu tại các hình tiếp theo.

Hình 3.12

Chương 4

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế tàu kéo (Trang 60 - 67)