Kết cấu tàu Tàu biển

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế tàu kéo (Trang 67 - 73)

Thông lệ kết cấu tàu kéo theo hệ thống ngang. Khoảng sườn thực của tàu không mấy khi vượt quá 600 mm.

Chiều dày kết cấu thân tàu tính chọn theo các phương pháp được trình bày trong bô môn “Kết cấu tàu”. Trong thực tế có thể dựa vào nguyên lý của cơ học kết cấu tàu để tính độ bền chung, độ bền cục bộ và từ đó xác định kích thước kết cấu dạng tối ưu. Cách làm này đưa lại kết quả thích hợp cho từng trường hợp cụ thể song đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và am hiểu đầy đủ về nguyên lý làm việc của các kết cấu trên tàu. Cách làm thứ hai cho phép chọn nhanh kích thước kết cấu tàu theo qui định ghi trong qui phạm đóng tàu của Đăng kiểm. Trong điều kiện cụ thể, vỏ tàu kéo, tàu đẩy chạy biển được thiết kế theo qui định ghi tại qui phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép do Đăng kiểm Việt nam đưa ra. Tàu kéo, đẩy hoạt động trong các sông, hồ được thiết kế theo yêu cầu qui phạm giành cho tàu sông.

Hình 1a

Hình 1b

Hình 1 giới thiệu các mặt cắt ngang đặc trưng tàu kéo “Sao hỏa”, dài 23m, lắp hai máy tổng công suất 2x300HP.

Hình 2 giới thiệu các mặt cắt tàu kéo dài L = 20,8m, trang bị một máy chính coâng suaát 600HP.

Hình 2a.

Hình 2b,

Kết cấu tàu sông

Tàu sông thông thường có kết cấu theo hệ thống ngang. Khoảng sườn tàu không vượt qua giới hạn 600 mm trong thực tế. Kết cấu tàu kéo đi sông không khác nhiều nếu so với tàu kéo biển.

Đi sâu vào chi tiết, kết cấu tàu kéo khác ít nhiều nếu so với tàu đẩy. Tàu đẩy phải làm việc trực tiếp với đối tượng bị đẩy, ví dụ đoàn sà lan, bởi vậy chịu tác động

lực bên ngoài theo mô hình không giống như tàu kéo phải chịu. Ảnh hưởng này thường xấu hơn với tàu đẩy do vậy kết cấu tàu đẩy, đặc biệt kết cấu cục bộ vùng tiếp xúc tàu đẩy và đối tượng bị đẩy phải được quan tâm nhiều hơn.

Kết cấu tàu đẩy đặc trưng được giới thiệu tại hình 3.

Hình 3a.

Mặt cắt ngang đặc trưng của tàu kéo-đẩy mang ký hiệu OTA-852 được trình bày tại hình 4.

Hình 4a

Hình 3b

Không phải là điều lạ nếu trong tàu đẩy người ta phải làm thêm một hoặc nhiều hơn một vách dọc tàu. Tàu đẩy công suất 800, 1200, 2000HP đóng tại châu Âu có hai vách dọc trong khu vực ngoài buồng máy. Tàu đẩy lắp máy chính công suất 4000HP có hai vách dọc chạy suốt chiều dài tàu.

Kết cấu tàu kéo-đẩy cỡ nhỏ, lắp máy 150HP được giới thiệu tại hình dưới.

Hình 4b

Lầu tàu kéo hoặc tàu kéo-đẩy được bố trí thích hợp nhằm tăng khả năng quan sát cho người điều khiển tàu. Vách lầu lái có thể nằm nghiêng chứ không nhất thiết thẳng đứng như các tàu khác kiểu. Mặt trước lầu lái có thể nghiêng đến 20 - 27°, tùy thuộc chỗ đứng của người lái tàu xa hay gần cửa sổ trên vách đó. Sơ đồ tại hình 6 trình bày phương án bố trí bàn lái, tay lái, chỗ đứng người lái trong buồng lái tài kéo, tàu đẩy chạy sông. Theo phương án trình bày trên hình, kết cấu lầu lái chỉ nên hạn chế trong giới hạn: chiều cao không quá 2200 mm, chiều dài không quá 3300 mm.

Tầm đặt mắt của người điều khiển nên vào khoảng 1600 – 1650 mm, tính từ sàn.

Hình 5 Thượng tầng và lầu tàu kéo đời mới

Độ nghiêng vách sau nên bé hơn độ nghiêng vách trước vì rằng người điều khiển thường đứng gần cửa trước hơn.

Lầu lái tàu đẩy thường chịu ảnh hưởng rung động do thiết bị máy móc hoặc va đập gây ra. Những năm gần đây người ta làm thêm bộ phận giảm chấn cho lầu lái nhằm tạo không khí dễ chịu hơn cho người điều khiển. Hình 7 dưới đây giới thiệu bố trí lầu lái trên nền giảm chấn của tàu đẩy trang bị máy chính 2500HP. Lầu lái với cấu hình như chúng ta đang làm quen, nặng 82 T, đặt trên 20 lò xo thép. Sau thử nghiệm độ rung lầu lái giảm đáng kể, độ ồn giảm xuống dưới hạn cho phép, người dùng cảm thấy dễ chịu khi làm việc trong lầu.

Hình 7

Hình 8.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế tàu kéo (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)