Vận tốc tương đối tàu kéo, đẩy không vượt quá phạm vi thông dụng sau đây. Tại chế độ chạy tự do, số Froude tàu đạt 0,29 – 0,36. Trong trạng thái kéo phương tiện trống (không hàng) Fn = 0,22 – 0,26. Chế độ nặng của tàu kéo Fn = 0,14 – 0,19.
Phù hợp với chế độ làm việc đó, các hệ số béo thân tàu thay đổi trong phạm vi tương thích. Bảng tổng kết sau nêu các dữ liệu thống kê liên quan đến bố hệ số béo của tàu, bạn đọc đã quen trong “Lý thuyết tàu” và “Lý thuyết thiết kế tàu”, CB, CW, CM, CP.
Bảng 3.1
Kiểu tàu CB CW CM CP
Tàu đa dụng 0,46 – 0,58 0,7 – 0,78 0,8 – 0,88 0,52 – 0,66 Tàu ven biển 0,50 – 0,60 0,70 – 0,80 0,84 – 0,90 0,55 – 0,70 Tàu kéo cảng 0,52 – 0,60 0,75 – 0,85 0,84 – 0,94 0,55 –0,72 Tàu đẩy sông 0,55 – 0,65 0,78 – 0,88 0,99 – 0,995 0,55 –0,66 Tàu kéo-đẩy 0,51 –0,0,65 0,77 –0,95 0,89 –0,995 0,56 –0,72 Tàu kéo , SI 0,56 – 0,65 0,73 –0,82 0,70 – 0,90 0,59 –0,68 Tàu kéo, SII 0,45 – 0,65 0,78 – 0,84 0,84 – 0,99 0,55 – 0,66
Các hệ số béo thân tàu tính theo các công thức đã trình bày tại “Lý thuyết thiết kế tàu”. Công thức Alexandre: CB = 1,08 - 1,68.Fn Hoặc dưới dạng: L v k CB =1−
Trong công thức, theo thông lệ v tính bằng HL/h, L tính theo ft. Hệ số k thau đổi cho kiểu tàu. Tàu đi biển k = 0,24; tàu vùng SI k = 0,20 – 0,24; tàu kéo cảng với k = 0,17 – 0,23; tàu vùng SII k = 0,17 – 0,20.
Hệ số CM thay đổi từ 0,80 – 0,88 trên tàu kéo đi biển, 0,84 – 0,94 tàu đường trường và 0,93 – 1,0 cho tàu sông.
Theo ý kiến nhiều nhà nghiên cứu, CM tàu kéo nên nằm trong giới hạn 0,75 – 0,85.
Hệ số CW thay đổi từ 0,70 đến 0,80 trên tàu biển và 0,77 đến 0,95 trên tàu sông.
Hệ số CP = CB/CM nằm trong phạm vi đã được xác định, hình 1.
Hình 3.1
Theo ý kiến các nhà nghiên cứu hệ số này nên hạn chế trong phạm vi 0,58 – 0,60. Cần nói rõ hơn , hệ số CP ảnh hưởng rất lớn đến sức cản vỏ tàu, xem phần sức cản chương trước.