Tên gọi và phân loại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài cây dẻ đỏ Lithocarpus Ducampii (H. ETA. CAMUS)A. CAMUS tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 37)

Ở nước ta ngoài tên gọi thông thường Dẻ đỏ có các tên như Dẻ thanh; Dẻ bảo lộc; Sồi bông; Sồi nâu.

Ở Việt Nam họ Dẻ (Fagaceae) là một trong 10 họ có số loài lớn nhất (Nguyễn Tiến Bân, 1997 - 2003) [3] [4] . Chính vì vậy, họ Dẻ là đối tượng nghiên cứu khá phức tạp, không những chúng có số loài lớn mà còn có vùng phân bố rộng, chủ yếu là cây gỗ lớn. Hai nhà khoa học người Pháp R. Hickel và A. Camus là những người đầu tiên đã có nhiều công trình nghiên cứu về họ Dẻ ở Việt Nam và Đông Dương. Theo các tác giả, họ Dẻ có 3 chi: Quercus, Lithocarpus và Castanopsis, với tổng số 157 (dẫn theo Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng, 2007) [23].

Các kết quả nghiên cứu về số loài trong họ Dẻ ở nước ta cũng rất khác nhau, tuy nhiên các kết quả đều cho thấy họ dẻ là họ có nhiều loài thuộc dạng bậc nhất nước ta. Theo Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến (năm 1984) trong Phân loại Thực vật học, tác giả cho rằng Fagaceae là họ duy nhất nằm trong bộ Fagals, ở Việt Nam có 5 chi: Castanea, Castanopsis, Fagus, Lithocarpus và Quercus (dẫn theo Nông Văn Tiếp và Lương Văn Dũng, 2007) [23]. Năm 1993, Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [13] khi nghiên cứu họ Dẻ ở Việt Nam đã nhận xét Fagaceae có 5 chi gồm 100 loài, trong đó chủ yếu là các loài

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuộc các chi Castanopsis, Lithocarpus và Quercus, đây là những loài cung cấp gỗ và cho quả ăn được.

Về phân loại, do là một họ có số lượng loài rất lớn nên các nghiên cứu ở nước ta mới chủ yếu tập trung vào phân loại các phân họ và chi, việc phân loại đến cấp loài còn rất ít nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài cây dẻ đỏ Lithocarpus Ducampii (H. ETA. CAMUS)A. CAMUS tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 37)